Mức lương đối với chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông là bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
Hệ số lương đối với viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT như sau:
Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 (mã số V11.11.31) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
Mức lương đối với chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương đối với chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 là bao nhiêu?
Lương viên chức loại A3.2 từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:
Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Trong đó:
- Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15).
- Hệ số lương của viên chức loại A3.2 sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Theo đó, mức lương đối với vchức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 chuyên ngành thông tin và truyền thông được xác định như sau:
Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 thực hiện những nhiệm vụ nào?
Nhiêm vụ của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT như sau:
Kỹ thuật dựng phim hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;
- Chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao;
- Nắm vững ý đồ tác giả của đạo diễn để xử lý các thủ pháp dựng phim một cách thành thạo;
- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng 1 chuyên ngành thông tin và truyền thông thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;
- Chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao;
- Nắm vững ý đồ tác giả của đạo diễn để xử lý các thủ pháp dựng phim một cách thành thạo;
- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?