Mức lương của Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay là bao nhiêu? Phó Thủ tướng Chính phủ do ai bổ nhiệm?
Mức lương của Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay là bao nhiêu?
Theo Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) có quy định hệ số lương như sau:
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ có 2 bậc hệ số lương là 10,40 và 11,00.
Tuy nhiên, theo quy định mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Như vậy, mức lương của Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay được xác định như sau:
- Trước ngày 01/7/2023 mức lương của Phó Thủ tướng Chính phủ là 15.496.000 đồng và 16.390.000 đồng
- Từ ngày 01/7/2023 trở về sau mức lương của Phó Thủ tướng Chính phủ là 18.720.000 đồng và 19.800.000 đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ do ai bổ nhiệm?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước.
4. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Theo quy định thì Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bổ nhiệm những phải dựa theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Mức lương của Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn để trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?
Để trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Phó Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
- Về chính trị, tư tưởng quy định tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về đạo đức, lối sống quy định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về trình độ quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về năng lực và uy tín được quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định tại tiết 1.5 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020.
(2) Phó Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh cụ thể quy định tại tiết 2.12 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
...
2.12. Phó Thủ tướng Chính phủ
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có năng lực trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có năng lực trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.
- Có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?