Mức lương áp dụng đối với chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 là bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
Hệ số lương viên chức đối với chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
b) Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
c) Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 (Hình từ Internet)
Mức lương đối với chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 là bao nhiêu?
Lương viên chức loại A2.1 từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:
Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Trong đó:
- Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15).
- Hệ số lương của viên chức loại A2.1 sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP).
Theo đó, mức lương đối với chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được xác định như sau:
Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.04.10
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì việc lập kế hoạch thu thập tài liệu, tổ chức thực hiện công tác kiểm soát số liệu khí tượng, thủy văn, hải dương, môi trường, định vị sét (sau đây gọi chung là khí tượng thủy văn) theo chức trách được giao;
b) Chủ trì thẩm tra việc chỉnh biên số liệu, các hồ sơ văn bản về chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn theo thẩm quyền; đánh giá kết quả phân tích, tính toán, lập biểu và thuyết minh chỉnh biên; đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
d) Chủ trì đề xuất và tham gia chỉ đạo công tác kiểm tra kỹ thuật mạng lưới trạm và các thiết bị quan trắc; đánh giá tình hình hoạt động, kết quả quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn;
đ) Chủ trì việc tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về công tác chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn theo chức trách được giao; tư vấn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
e) Tham gia các đề tài nghiên cứu; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quan trắc, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn;
g) Tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn từ hạng tương đương trở xuống; tập huấn sử dụng các phần mềm chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Chủ trì việc lập kế hoạch thu thập tài liệu, tổ chức thực hiện công tác kiểm soát số liệu khí tượng, thủy văn, hải dương, môi trường, định vị sét (sau đây gọi chung là khí tượng thủy văn) theo chức trách được giao;
- Chủ trì thẩm tra việc chỉnh biên số liệu, các hồ sơ văn bản về chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn theo thẩm quyền; đánh giá kết quả phân tích, tính toán, lập biểu và thuyết minh chỉnh biên; đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
- Chủ trì đề xuất và tham gia chỉ đạo công tác kiểm tra kỹ thuật mạng lưới trạm và các thiết bị quan trắc; đánh giá tình hình hoạt động, kết quả quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn;
- Chủ trì việc tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về công tác chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn theo chức trách được giao; tư vấn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
- Tham gia các đề tài nghiên cứu; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quan trắc, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn;
- Tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn từ hạng tương đương trở xuống; tập huấn sử dụng các phần mềm chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
- Mẫu tranh vẽ cổ động phòng chống thuốc lá trong trường học? Những nội dung nào cần được giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá?
- Tiêu chuẩn chức danh thư ký Tổng Bí thư? Chức danh thư ký Tổng Bí thư cần đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn gì?
- Xe mô tô (xe máy) được chở hàng hóa có tải trọng tối đa là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện nay?
- Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ có bao nhiêu loại? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương?