Mục đích của Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở là gì và phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đạt được kết quả gì? Mục đích của Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở là gì và phải đảm bảo các yêu cầu gì? Thắc mắc đến từ bạn L.O ở Long Thành.

Mục đích của Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở là gì?

Mục đích Kế hoạch căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 747/QĐ-BTP năm 2023 quy định:

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đánh giá tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở từ khi có hiệu lực thi hành đến thời điểm kiểm tra.
- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, qua đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở là:

- Đánh giá tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở từ khi có hiệu lực thi hành đến thời điểm kiểm tra.

- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, qua đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở

Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (Hình từ Internet)

Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Yêu cầu Kế hoạch căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 747/QĐ-BTP năm 2023 quy định:

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
...
2. Yêu cầu
- Hoạt động kiểm tra được thực hiện khách quan, nghiêm túc, đúng nội dung, tiến độ theo Kế hoạch.
- Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo thu thập được các thông tin thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho việc tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở và công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.

Như vậy, Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hoạt động kiểm tra được thực hiện khách quan, nghiêm túc, đúng nội dung, tiến độ theo Kế hoạch.

- Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo thu thập được các thông tin thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho việc tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở và công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.

Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đạt được kết quả gì?

Kết quả đạt được trong Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở căn cứ Mục II Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 747/QĐ-BTP năm 2023 quy định:

NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kết quả đạt được trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở
a) Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính).
- Quán triệt, phổ biến, truyền thông phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; việc bầu, công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải; nâng cao năng lực cho hòa giải viên.
- Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; thống kê số liệu hòa giải ở cơ sở.
- Công tác phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết; khen thưởng về công tác hòa giải cơ sở.
- Hợp tác quốc tế về hòa giải ở cơ sở (nếu có).
- Bố trí nguồn lực thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (nguồn nhân lực và kinh phí).
b) Đánh giá chung
- Đánh giá chung về kết quả đạt được, thuận lợi, tác động tích cực của Luật Hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, những mô hình, cách làm hiệu quả.
- Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở.
- Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đạt được kết quả gồm:

*Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính).

- Quán triệt, phổ biến, truyền thông phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.

- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.

- Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; việc bầu, công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải; nâng cao năng lực cho hòa giải viên.

- Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; thống kê số liệu hòa giải ở cơ sở.

- Công tác phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết; khen thưởng về công tác hòa giải cơ sở.

- Hợp tác quốc tế về hòa giải ở cơ sở (nếu có).

- Bố trí nguồn lực thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (nguồn nhân lực và kinh phí).

* Đánh giá chung

- Đánh giá chung về kết quả đạt được, thuận lợi, tác động tích cực của Luật Hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, những mô hình, cách làm hiệu quả.

- Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở.

- Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
632 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào