Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024 tối đa là bao nhiêu? Cơ cấu chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024 tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 19/2022/QĐ-TTg quy định về quy định về mức chi phí bảo hiểm xã hội như sau:
Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024
1. Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Dẫn chiếu Điều 1 Nghị quyết 09/2021/UBTVQH15 quy định như sau:
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024
1. Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024 như sau:
a) Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội: trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%;
b) Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%;
c) Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý quy định tại điểm a và điểm b khoản này tính trên số thực thu, thực chi; trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý thực hiện theo dự toán đã được giao.
...
Từ các quy định trên thì ức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024 tối đa là 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội: trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.
Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024 tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ cấu chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 19/2022/QĐ-TTg thì cơ cấu chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024 gồm 03 nhóm nhiệm vụ chi như sau:
(1) Chi nhiệm vụ chuyên môn về tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia, quản lý người thụ hưởng, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thu, chi, thanh tra, kiểm tra;
(2) Chi ứng dụng công nghệ thông tin, chi đầu tư xây dựng cơ bản;
(3) Chi hoạt động bộ máy của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân và các đơn vị được giao thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội.
Lưu ý:
- Chi hoạt động bộ máy bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 35,3% tổng chi phí quản lý giai đoạn 2022-2024.
- Trường hợp vì lý do khách quan cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu các nhiệm vụ chi trong năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ nguyên nhân, báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Mức chi tiền lương đối với cán bộ công chức thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 09/2021/UBTVQH15 quy định về mức chi tiền lương đối với cán bộ công chức thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024
...
2. Mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo đó, mức chi tiền lương đối với cán bộ công chức làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?