Mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc đối với người thực hiện giám định tử thi là bao nhiêu?
Mức bồi dưỡng giám định tư pháp đối với người thực hiện giám định tử thi là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, đối với người thực hiện giám định tử thi thì sẽ được hưởng mức bồi dưỡng giám định tư pháp như sau:
(1) Giám định tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên:
- Mức 600.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;
- Mức 800.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;
- Mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.
(2) Giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau:
- Mức 1.500.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;
- Mức 2.500.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;
- Mức 3.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày;
- Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.
(3) Trường hợp tử thi được bảo quản theo đúng quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành thì người giám định tư pháp được hưởng 75% mức bồi dưỡng giám định tương ứng quy định tại mục (1) và mục (2) nêu trên.
(4) Khi thực hiện giám định pháp y về tử thi theo mục (1) và (2) nêu trên mà đối tượng giám định bị:
- Nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;
- Phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;
- Phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan
Thì áp dụng mức bồi dưỡng như sau:
- Mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.
- Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.
Giám định tử thi (Hình từ Internet)
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp áp dụng cho những người nào?
Theo Điều 1 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp áp dụng cho những người sau đây:
(1) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp.
(2) Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Trợ lý; kỹ thuật viên; y công; cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi;
- Những người khác hỗ trợ cho người giám định tư pháp và tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định do thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định.
(3) Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
Việc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp được thực theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp được thực hiện theo quy định như sau:
Nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp
1. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc vụ việc giám định do cơ quan điều tra có thẩm quyền trưng cầu do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hằng năm, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí bảo đảm chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp. Việc sử dụng kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo yêu cầu của đương sự do đương sự chi trả theo quy định của pháp luật về tố tụng, chi phí giám định, định giá trong tố tụng.
3. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?