Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?
- Việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?
- Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?
- Người lao động có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội và có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí thì được hưởng lương hưu trí khi bao nhiêu tuổi?
Việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?
Việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;
b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Viện dẫn tới điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Theo đó, chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
- Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP được tính theo công thức dưới đây:
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
- Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Lưu ý:
Cũng theo quy định tại quy định tại Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, thời gian tính hưởng chế độ hưu trí được xác định là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội và có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí thì được hưởng lương hưu trí khi bao nhiêu tuổi?
Việc hưởng lương hưu trí được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 115/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
Chế độ đối với người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Cán bộ cấp xã giữ chức danh quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
Theo đó, người lao động có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Lưu ý:
Cán bộ cấp xã giữ chức danh quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ?
- Tổng hợp mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới nhất? Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Hướng dẫn 03 thế nào?
- Lời chúc Tết Cha xứ ngắn gọn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức? Tết Âm lịch 2025 có tổ chức bắn pháo hoa không?
- Khai bút đầu năm là gì? Mẫu câu khai bút đầu năm may mắn? Chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
- Điểm bắn pháo hoa Đà Lạt giao thừa Tết Nguyên Đán 2025? Bắn pháo hoa Đà Lạt Tết Âm lịch 2025 mấy giờ?