Mua bán vàng miếng tại tiệm vàng thì có được không? Người nào được phép kinh doanh vàng miếng?
Cần bảo đảm điều kiện gì mới được kinh doanh mua bán vàng miếng?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ như sau:
2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng như sau:
Điều 10. Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Cũng tại Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng như sau:
Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Như vậy, khi có đủ các điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng mới được phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
Mua bán vàng miếng tại tiệm vàng thì có được không?
Mua bán vàng miếng tại tiệm vàng thì có được không?
Hoạt động mua bán vàng miếng của tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
Do đó, bạn không được phép bán vàng miếng tại tiệm vàng chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Để đảm bảo việc mua bán vàng miếng đúng pháp luật, bạn cần bán tại những nơi mà đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép (dựa trên danh sách của Ngân hàng Nhà nước công bố; hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy phép được mua, bán vàng miếng trước khi bán cho họ...).
Trường hợp mua bán vàng miếng không đúng quy định nêu trên sẽ bị phạt vi phạm theo điểm a khoản 2 điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng
Tuy nhiên, vàng trang sức như nhẫn, hoa tai, dây chuyền, lắc người dân được phép mua, bán tại tiệm vàng mà không bị coi là vi phạm quy định nêu trên.
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng không niêm yết giá giao dịch có được không?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng.
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên doanh nghiệp phải niêm yết công khai giá mua bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền như sau:
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng cần tuân thủ những điều kiện, trách nhiệm mà pháp luật đã đặt ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?