Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác được không?
- Pháp luật quy định đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
- Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác được không?
- Hồ sơ sáp nhập công ty luật nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật quy định đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam;
- Tên gọi của công ty luật nước ngoài;
- Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;
- Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài;
- Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài;
- Họ, tên của luật sư được cử làm Giám đốc công ty luật nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Giám đốc của công ty luật nước ngoài đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;
- Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.
Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này;
- Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Sáp nhập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài
Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác được không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về sáp nhập công ty luật nước ngoài như sau:
Điều 33. Sáp nhập công ty luật nước ngoài
1. Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác.
Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh khác.
Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận sáp nhập vào một công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam khác.
Như vậy, theo quy định trên một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác.
Hồ sơ sáp nhập công ty luật nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định Hồ sơ sáp nhập công ty luật được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;
- Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị sáp nhập;
- Giấy phép thành lập của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sáp nhập công ty luật nước ngoài hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định chấp thuận việc sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Công ty luật nước ngoài nhận sáp nhập không phải đăng ký hoạt động mà chỉ làm thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 80 của Luật luật sư.
- Công ty luật nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị sáp nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?