MOOC - nền tảng học trực tuyến mở về kỹ năng số sẽ được triển khai xây dựng cho toàn bộ người dân Việt Nam?

Sắp tới nhà nước có định hướng gì trong việc phát triển kỹ năng số cho toàn người dân hay không? Bởi vì tôi nghe nói Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành quyết định mới, cám ơn vì đã cung cấp thông tin!

Ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nội dung kỹ năng số, công dân số và văn hóa số được định hướng như sau:

Bối cảnh trong việc phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số?

Bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia.

MOOC -  nền tảng học trực tuyến mở về kỹ năng số sẽ được triển khai xây dựng cho toàn bộ người dân Việt Nam?

MOOC - nền tảng học trực tuyến mở về kỹ năng số sẽ được triển khai xây dựng cho toàn bộ người dân Việt Nam?

MOOC - nền tảng học trực tuyến mở về kỹ năng số sẽ được triển khai xây dựng cho toàn bộ người dân Việt Nam?

Phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số theo hướng phổ cập kỹ thuật số toàn diện để hình thành nên một xã hội số công bằng và bao trùm, khơi dậy tiềm năng, sự tự hào Việt Nam và niềm tin của người dân trên không gian số.

Điểm đột phá của phổ cập kỹ năng số, văn hóa số toàn dân là phổ biến kỹ năng số, văn hóa số bằng chính việc sử dụng các nền tảng số quốc gia và thực hiện đào tạo, tập huấn kỹ năng số, văn hóa số thông qua nền tảng số.

Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

- Xây dựng và tổ chức triển khai chuẩn kỹ năng số và khung kỹ năng số quốc gia, trong đó, xác định các kỹ năng cần thiết, trình độ đáp ứng, phù hợp theo từng đối tượng. Thiết lập và tổ chức triển khai nền tảng sát hạch trực tuyến đánh giá, đo lường kỹ năng số cho từng đối tượng lao động, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh phù hợp chuẩn kỹ năng số quốc gia.

- Xây dựng nền tảng học trực tuyến mở (MOOC) về kỹ năng số phù hợp với chuẩn kỹ năng số và khung kỹ năng số quốc gia, cho phép người dân truy cập để tự học các kỹ năng số, bồi dưỡng, phổ biến kỹ năng số rộng rãi cho lực lượng lao động, hướng tới phổ cập kỹ năng số trong toàn dân.

- Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng số cơ bản, kỹ năng số nâng cao, kỹ năng kỹ thuật cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyên trách chuyển đổi số và công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Đào tạo đạt chuẩn kỹ năng số cho sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông.

- Triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp, mỗi người dân tuổi thành niên đều có danh tính số, tài khoản số, phương tiện số, và được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số. Đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ, phổ cập kết nối số cho người dân. Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị IoT để quan trắc, giám sát phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

- Tổ chức triển khai các chương trình phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân truy cập Internet, đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ số mà trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian số. Phát triển nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân, tạo kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã hội.

Như vậy, trong tương lai gần, MOOC - nền tảng học trực tuyến mở về kỹ năng số sẽ được triển khai xây dựng cho toàn bộ người dân Việt Nam để tự học các kỹ năng số, bồi dưỡng, phổ biến kỹ năng số rộng rãi cho lực lượng lao động, hướng tới phổ cập kỹ năng số trong toàn dân.

Làm sao để giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong phát triển kinh tế số và xã hội số?

Nội dung Quyết định cũng đưa ra hướng giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong phát triển kinh tế số và xã hội số như sau:

- Phát triển nhanh và bền vững. Với những mô hình đã chín muồi, đã chứng minh được hiệu quả thực tiễn thì nhanh chóng nhân rộng, đẩy mạnh triển khai. Với những mô hình mới chưa có quy định rõ ràng thì cho phép thí điểm, vừa làm vừa hoàn thiện mô hình trước khi triển khai nhân rộng.

- Phát triển toàn diện và có trọng điểm. Phát triển toàn diện các yếu tố nền móng cho kinh tế số và xã hội số và xác định một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cần tập trung triển khai.

- Đổi mới sáng tạo và bảo vệ quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ. Đảm bảo cân đối hài hòa giữa đổi mới sáng tạo với bảo vệ quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn phát triển của Việt Nam.

- Bảo vệ chủ quyền số quốc gia và hội nhập quốc tế. Phát triển kinh tế số và xã hội số gắn liền với xây dựng và củng cố chủ quyền số quốc gia. Chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường cân đối với phát triển sản xuất trong nước, thu hút nguồn lực đầu tư một cách chọn lọc, phù hợp với chiến lược quốc gia. Thu hút đội ngũ chuyên gia trên thế giới cùng tham gia giải quyết các bài toán của Việt Nam.

- Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi lên môi trường số, phát triển kinh tế số và xã hội số an toàn. Bảo vệ người dân, doanh nghiệp trước những nguy cơ, rủi ro, tác nhân xấu xâm hại tới lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng bảo vệ trẻ em và các đối tượng yếu thế trên môi trường mạng.

Học trực tuyến
Kỹ năng số
Kinh tế số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Elearning là gì? Quy trình học Elearning gồm mấy bước? Hoạt động dạy học trực tuyến được quy định thế nào?
Pháp luật
Dạy học trực tuyến là gì? Giáo viên dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông thực hiện những hoạt động chính nào?
Pháp luật
Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là gì? Ai có quyền quyết định tổ chức dạy học?
Pháp luật
Sắp tới, học sinh tiểu học và phổ thông sẽ được lồng ghép việc dạy và học kỹ năng số vào chương trình học ở trường?
Pháp luật
MOOC - nền tảng học trực tuyến mở về kỹ năng số sẽ được triển khai xây dựng cho toàn bộ người dân Việt Nam?
Pháp luật
Phổ cập Internet cáp quang băng rộng tốc độ cao tới mỗi hộ gia đình là điểm đột phá trong phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025?
Pháp luật
05 'hơn' cho việc hoàn thiện thể chế phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 bao gồm những gì?
Pháp luật
Bộ Thông tin và truyền thông chuẩn bị sửa đổi Luật Giao dịch điện tử phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030?
Pháp luật
Từ ngày 04/4/2022, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hỗ trợ vay vốn để mua thiết bị học trực tuyến cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ dạy học trực tuyến được bảo quản và lưu trữ tại cơ sở giáo dục phổ thông sẽ gồm những tài liệu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học trực tuyến
7,328 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học trực tuyến Kỹ năng số Kinh tế số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học trực tuyến Xem toàn bộ văn bản về Kỹ năng số Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào