Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Mô tô nước trên biển được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một lần tập?
- Khi tổ chức tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam, vùng hoạt động mô tô nước cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Trang thiết bị khi tổ chức tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Mô tô nước trên biển được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một lần tập?
Khi tổ chức tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam, vùng hoạt động mô tô nước cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam như sau:
Cơ sở vật chất
1. Vùng hoạt động mô tô nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được xác định bằng hệ thống phao neo, cờ định vị;
b) Phao neo, cờ định vị có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát; Khoảng cách giữa các phao neo, cờ định vị nhiều nhất là 50m. Phao neo hình cầu; đường kính ít nhất là 30cm; chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường. Cờ định vị hình chữ nhật, có kích thước 25cm x 30cm;
c) Có độ sâu ít nhất là 2m, không có đá ngầm, rạn san hô, công trình trên biển, khu vực bãi tắm hoặc chướng ngại vật khác;
d) Khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động nhiều nhất là 650m và đến giới hạn trong của vùng hoạt động ít nhất là 60m.
2. Khoảng cách giữa cửa ra, cửa vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện ít nhất là 250m. Cửa ra, cửa vào của bến bãi neo đậu phương tiện phải có chiều rộng ít nhất là 06m.
3. Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu và các thiết bị sơ cứu, cấp cứu ban đầu khác phù hợp với yêu cầu tập luyện, biểu diễn, thi đấu môn Mô tô nước trên biển.
4. Có bảng nội quy được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát, cửa ra, cửa vào của bến bãi neo đậu.
Bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, biểu diễn và thi đấu; không được Điều khiển các phương tiện ra khỏi vùng hoạt động được xác định bằng phao neo, cờ định vị và các quy định khác.
Theo đó, khi tổ chức tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam, cơ sở vật chất tập luyện cần đáp ứng những yêu cầu trên.
Trong đó, vùng hoạt động mô tô nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được xác định bằng hệ thống phao neo, cờ định vị;
- Phao neo, cờ định vị có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát; Khoảng cách giữa các phao neo, cờ định vị nhiều nhất là 50m. Phao neo hình cầu; đường kính ít nhất là 30cm; chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường. Cờ định vị hình chữ nhật, có kích thước 25cm x 30cm;
- Có độ sâu ít nhất là 2m, không có đá ngầm, rạn san hô, công trình trên biển, khu vực bãi tắm hoặc chướng ngại vật khác;
- Khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động nhiều nhất là 650m và đến giới hạn trong của vùng hoạt động ít nhất là 60m.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Mô tô nước trên biển được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một lần tập? (Hình từ Internet)
Trang thiết bị khi tổ chức tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam như sau:
Trang thiết bị
1. Động cơ của mô tô nước phải có công suất tính bằng sức ngựa, phù hợp với thiết kế kỹ thuật của phương tiện.
2. Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin liên lạc và cứu hộ
a) Hệ thống thông tin bảo đảm yêu cầu liên lạc từ bộ phận Điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động mô tô nước;
b) Trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động mô tô nước;
c) Có ca nô cứu hộ; có ít nhất là 05 phao cứu sinh trên một ca nô cứu hộ;
d) Bảo đảm mỗi người có ít nhất 01 áo phao.
Theo quy định trên, trang thiết bị khi tổ chức tập luyện môn Mô tô nước trên biển tại Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Động cơ của mô tô nước phải có công suất tính bằng sức ngựa, phù hợp với thiết kế kỹ thuật của phương tiện.
- Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thông tin liên lạc và cứu hộ
+ Hệ thống thông tin bảo đảm yêu cầu liên lạc từ bộ phận Điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động mô tô nước;
+ Trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động mô tô nước;
+ Có ca nô cứu hộ; có ít nhất là 05 phao cứu sinh trên một ca nô cứu hộ;
+ Bảo đảm mỗi người có ít nhất 01 áo phao.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Mô tô nước trên biển được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một lần tập?
Mật độ hướng dẫn tập luyện căn cứ theo Điều 5 Thông tư 19/2018/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Mật độ hướng dẫn tập luyện
Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 01 người trong một lần tập.
Theo đó, mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 01 người trong một lần tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?