Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy?
- Việc tổ chức giảng dạy chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy?
- Đánh giá chuyên đề đối với chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện như thế nào?
Việc tổ chức giảng dạy chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện Ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) như sau:
Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần)
1. Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề của học viên.
...
Theo đó, tổ chức giảng dạy chuyên đề hay học phần thuộc chương trình đào tạo được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề của học viên.
Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy? (Hình từ Internet)
Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện Ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) như sau:
Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần)
...
2. Mỗi chuyên đề (học phần) do 02 giảng viên đảm nhiệm (01 giảng viên phân công dạy chính, 01 giảng viên dự phòng, cùng chấm bài). Nội dung giảng dạy theo đề cương chi tiết và tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Bộ phận giáo vụ của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát việc giảng dạy theo kế hoạch, đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy đối với từng chuyên đề.
Theo quy định trên, mỗi chuyên đề hay học phần do 02 giảng viên đảm nhiệm gồm 01 giảng viên phân công dạy chính, 01 giảng viên dự phòng, cùng chấm bài. Nội dung giảng dạy theo đề cương chi tiết và tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành.
Bộ phận giáo vụ của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát việc giảng dạy theo kế hoạch, đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy đối với từng chuyên đề.
Đánh giá chuyên đề đối với chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện Ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về đánh giá chuyên đề (học phần) như sau:
Đánh giá chuyên đề (học phần)
1. Đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị (hoặc chương trình đào tạo khác):
a) Đánh giá chuyên đề (học phần) là việc dựa trên cách thức đánh giá điểm thành phần và tổng hợp các điểm thành phần (kết quả gọi là điểm chuyên đề). Điểm thành phần gồm:
- Điểm chuyên cần, rèn luyện (gọi chung là điểm chuyên cần): đánh giá mức độ, ý thức học tập, rèn luyện của học viên. Học viên đảm bảo số giờ lên lớp tối thiểu 80%, thời gian vắng mặt phải có lý do chính đáng, được giảng viên dạy chuyên đề đồng ý;
- Điểm thi kết thúc chuyên đề: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học viên sau khi học xong chuyên đề thông qua các hình thức thi tự luận; trắc nghiệm trên giấy hoặc máy vi tính; vấn đáp (hình thức, nội dung thi, phương pháp đánh giá phải phù hợp mục tiêu của chuyên đề).
...
Theo đó, đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện:
Đánh giá chuyên đề hay học phần là việc dựa trên cách thức đánh giá điểm thành phần và tổng hợp các điểm thành phần (kết quả gọi là điểm chuyên đề). Điểm thành phần gồm:
- Điểm chuyên cần, rèn luyện (gọi chung là điểm chuyên cần): đánh giá mức độ, ý thức học tập, rèn luyện của học viên. Học viên đảm bảo số giờ lên lớp tối thiểu 80%, thời gian vắng mặt phải có lý do chính đáng, được giảng viên dạy chuyên đề đồng ý;
- Điểm thi kết thúc chuyên đề: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học viên sau khi học xong chuyên đề thông qua các hình thức thi tự luận; trắc nghiệm trên giấy hoặc máy vi tính; vấn đáp (hình thức, nội dung thi, phương pháp đánh giá phải phù hợp mục tiêu của chuyên đề).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?