Mở rộng phần mềm là gì? Việc mở rộng phần mềm nội bộ thì nhà thầu có trách nhiệm bàn giao như thế nào?
Mở rộng phần mềm là gì?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP có giải thích mở rộng phần mềm là việc sửa đổi phần mềm để tăng cường chức năng của phần mềm đã có nhằm đáp ứng thêm một số yêu cầu của người sử dụng, yêu cầu nghiệp vụ trong môi trường vận hành, khai thác phần mềm.
Mở rộng phần mềm là gì? Việc mở rộng phần mềm nội bộ thì nhà thầu có trách nhiệm bàn giao như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc mở rộng phần mềm nội bộ thì nhà thầu có trách nhiệm bàn giao như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 73/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án
1. Sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án chỉ được bàn giao cho chủ đầu tư sau khi đã nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp thiết bị, triển khai và cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
…
4. Đối với xây dựng, phát triển hoặc nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, nhà thầu có trách nhiệm bàn giao:
a) Các tài liệu của từng giai đoạn trong quá trình xây dựng, phát triển hoặc nâng cấp, mở rộng phần mềm theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
b) Bộ chương trình cài đặt phần mềm;
c) Mã nguồn của chương trình (nếu có);
d) Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành; tài liệu phục vụ đào tạo người sử dụng, quản trị, vận hành; tài liệu quy trình bảo trì (nếu có); hướng dẫn về kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy chuẩn (nếu có);
đ) Tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối theo quy định (đối với dự án có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương).
5. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án phải được chủ đầu tư lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
6. Trường hợp dự án không được tiếp tục thực hiện do nguyên nhân bất khả kháng hoặc theo quyết định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư thì chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu phân công việc đã thực hiện với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tư vấn, thiết kế và cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì việc mở rộng phần mềm nội bộ thì nhà thầu có trách nhiệm bàn giao như sau:
- Các tài liệu của từng giai đoạn trong quá trình xây dựng, phát triển hoặc nâng cấp, mở rộng phần mềm theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
- Bộ chương trình cài đặt phần mềm;
- Mã nguồn của chương trình (nếu có);
- Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành; tài liệu phục vụ đào tạo người sử dụng, quản trị, vận hành; tài liệu quy trình bảo trì (nếu có); hướng dẫn về kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy chuẩn (nếu có);
- Tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối theo quy định (đối với dự án có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương).
Đối với các dự án có hạng mục mở rộng phần mềm nội bộ thì được khuyến khích áp dụng hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 73/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
1. Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm các giai đoạn:
a) Chuẩn bị đầu tư;
b) Thực hiện đầu tư;
c) Kết thúc đầu tư.
2. Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư có thể thực hiện tuần tự hoặc xen kẽ tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án và do người có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định.
3. Khuyến khích áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp đối với các dự án có hạng mục đầu tư xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ. Tùy theo tính chất, quy mô của dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định hình thức thực hiện phù hợp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả của dự án.
Trường hợp áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp, việc triển khai thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
4. Việc lựa chọn nhà thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với các dự án có hạng mục mở rộng phần mềm nội bộ thì được khuyến khích áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp.
Tùy theo tính chất, quy mô của dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định hình thức thực hiện phù hợp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả của dự án.
Nếu áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp, việc triển khai thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?