Mẹ mắc bệnh lậu thì có lây sang cho con không? Nếu bị lây nhiễm thì trẻ sẽ có những triệu chứng gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến bệnh lậu. Cho tôi hỏi trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu thì có bị lây nhiễm không? Nếu có thì trẻ sẽ có những triệu chứng nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.K ở Lâm Đồng.

Mẹ mắc bệnh lậu thì có lây sang cho con hay không?

Việc lây nhiễm bệnh lậu được quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

ĐẠI CƯƠNG
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn. Ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh. Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh. Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca. Đồng nhiễm Chlamydia trachomatis được phát hiện ở 10-40% số người mắc bệnh lậu.

Theo quy định trên, trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca.

Bệnh lậu

Bệnh lậu (Hình từ Internet)

Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ thì sẽ có những triệu chứng gì?

Triệu chứng của trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ được quy định tại tiết 2.1.2 tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

CHẨN ĐOÁN BỆNH LẬU
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh ở nam giới trung bình từ 3-5 ngày. Ở nữ giới thời gian ủ bệnh thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
2.1.1. Nhiễm lậu cầu không biến chứng
- Nam giới: thường có biểu hiện tiết dịch niệu đạo và tiểu buốt. Khám thấy dịch tiết niệu đạo có thể ít hoặc nhiều, nhầy hoặc mủ.
- Nữ giới: thường không có triệu chứng cơ năng, dưới 50% bệnh nhân có tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục. Khám thấy dịch âm đạo và viêm cổ tử cung, có thể có mủ. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng nên không được phát hiện và điều trị.
- Lậu trực tràng: phần lớn không có triệu chứng ở cả hai giới; đôi khi có đau hoặc tiết dịch ở hậu môn, trực tràng.
- Lậu hầu họng: chủ yếu không có triệu chứng, có thể đau họng nhẹ và viêm họng.
2.1.2. Nhiễm lậu cầu có biến chứng
- Ở nam giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh. Nguy cơ biến chứng tăng lên khi bị tái nhiễm nhiều lần.
- Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng và áp xe vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh.
- Ở trẻ sơ sinh, viêm kết mạc mắt do lậu có biểu hiện chảy mủ ở mắt và sưng mí mắt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét, sẹo giác mạc và mù.

Theo quy định trên, trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ sẽ có triệu chứng viêm kết mạc mắt do lậu có biểu hiện chảy mủ ở mắt và sưng mí mắt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét, sẹo giác mạc và mù.

Việc điều trị lậu mắt ở trẻ sơ sinh được quy định thế nào?

Trẻ sơ sinh được điều trị lậu mắt theo quy định tại tiết 3.2.4 tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU
...
3.2. Điều trị cụ thể
Các khuyến cáo dưới đây áp dụng cho người lớn, trẻ vị thành niên (10-19 tuổi), người nhiễm HIV và các quần thể nguy cơ cao (phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới). Ngoài ra, hướng dẫn này bao gồm cả phác đồ điều trị và dự phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh.
...
3.2.4. Lậu mắt ở trẻ sơ sinh
a) Điều trị viêm kết mạc mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh, lựa chọn một trong các phác đồ sau:
- Ceftriaxon 50 mg/kg (tối đa 150 mg), tiêm bắp liều duy nhất
- Kanamycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg), tiêm bắp liều duy nhất
- Spectinomycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg), tiêm bắp liều duy nhất.
* Chú ý theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc.
b) Điều trị dự phòng viêm kết mạc mắt do lậu và Chlamydia cho tất cả trẻ sơ sinh ngay sau sinh và cho cả hai mắt. Lựa chọn một trong các phác đồ sau:
- Mỡ tra mắt tetracyclin hydrochlorid 1%
- Mỡ tra mắt erythromycin 0,5%
- Dung dịch povidon iod 2,5% (dung môi nước)
- Dung dịch bạc nitrat 1%
- Mỡ chloramphenicol 1%
* Lưu ý: Cần tránh chạm vào mắt trong khi tra thuốc. Không khuyến cáo sử dụng dung dịch povidon iod dung môi cồn.

Như vậy, trẻ sơ sinh được điều trị lậu mắt theo quy trình được quy định tại tiết 3.2.4 tiểu mục 3.2 Mục 3 nêu trên.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà đúng không? Nữ giới được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi nào?
Pháp luật
Bệnh sùi mào gà do vi rút HPV gây nên đúng không? Sẽ có những cách nào để phòng bệnh sùi mào gà?
Pháp luật
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đâu? Việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mẹ mắc bệnh lậu thì có lây sang cho con không? Nếu bị lây nhiễm thì trẻ sẽ có những triệu chứng gì?
Pháp luật
Người bị nhiễm bệnh lậu có khả năng bị vô sinh đúng không? Triệu chứng của nhiễm bệnh lậu là gì?
Pháp luật
Nữ giới nếu mắc bệnh lậu thì có dẫn đến có thai ngoài tử cung không? Việc phòng bệnh lậu được quy định thế nào?
Pháp luật
Bệnh lậu là gì? Việc chẩn đoán xác định và điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những bước nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xác định thất bại điều trị bệnh lậu là gì? Khi xác định thất bại điều trị thì sử dụng phác đồ thế nào?
Pháp luật
Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Trong thời gian ủ bệnh, người mắc bệnh lậu có thể lây lan cho người khác không?
Pháp luật
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì? Báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thực hiện theo quy trình nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lây truyền qua đường tình dục
1,827 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh lây truyền qua đường tình dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào