Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị phạt hành chính thế nào?

Tôi có một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Chồng tôi thường xuyên đánh đập hành hạ tôi. Mẹ chồng nhìn thấy còn lấy dây để trói tôi lại không cho chạy ra khỏi nhà. Vậy cho tôi hỏi Mẹ chồng giúp sức cho chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ có bị cấm không? Nếu có thì bị phạt hành chính thế nào? Câu hỏi của chị M (Hà Nội).

Mẹ chồng giúp con trai thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ là hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình đúng không?

Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 được quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Theo quy định của pháp luật các hành vi như sau sẽ bị nghiêm cấm:

- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.

- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Như vậy, hành vi mẹ chồng giúp sức cho chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình với vợ là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị xử lý như thế nào?

Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ internet)

Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị xử lý hành chính thế nào?

Căn cứ Điều 61 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:

Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Theo quy định của pháp luật hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Như vậy, theo quy định của pháp luật người giúp sức người khác thực hiện hành vi bao lực gia đình thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Vậy mẹ chồng có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng về phòng chống bạo lực gia đình không?

Căn cứ Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau

Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định của pháp luật thì thành viên trong gia đình có trách nhiệm như sau:

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, mẹ chồng có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng để phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị về việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND xã dành cho người nước ngoài bị bạo lực gia đình?
Pháp luật
Ngày của cha là ngày mấy? Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
Pháp luật
Gọi điện cho tổng đài điện thoại quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình vào giờ nào để báo tin về hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thay đổi mục đích hoạt động thì có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động không?
Pháp luật
Người chồng cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm của người vợ thì báo tin lên cơ quan công an về hành vi bạo lực gia đình có được không?
Pháp luật
Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
452 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào