Mẹ chồng có được ép con dâu sinh con thứ hai để kiếm cháu trai hay không? Ép người khác sinh con có thể bị phạt bao nhiêu?
Nghĩa vụ của vợ chồng trong việc sinh con hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Nghị định 104/2003/NĐ-CP thì nghĩa vụ của vợ chồng trong việc sinh con được quy định như sau:
(1) Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
(2) Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
(3) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.
(4) Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
(5) Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Mẹ chồng có được ép con dâu sinh con thứ hai để kiếm cháu trai hay không? Ép người khác sinh con sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẹ chồng có được ép con dâu sinh con thứ hai để kiếm cháu trai hay không?
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003 (sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008) quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về các hành bị bị nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình như sau:
Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bao gồm:
1. Đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái.
2. Ép buộc, áp đặt sử dụng biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con gái.
3. Gây khó khăn cho người tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
Theo quy định thì mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Do đó, đối với hành vi ép con dâu sinh con thứ hai để kiếm cháu trai của mẹ chồng là hành vi trái với quy định của pháp luật.
Hành vi ép con dâu sinh con thứ hai để kiếm cháu trai trái luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 101 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính khi ép người khác sinh con thứ hai như sau:
Vi phạm các quy định về cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí cho người thuộc diện được cấp theo quy định của pháp luật và có đăng ký sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí;
b) Có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
b) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai mà không có sự đồng ý của người sử dụng;
b) Dùng vũ lực để ép buộc người khác không được sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
c) Dùng vũ lực để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kỹ thuật triệt sản mà không có sự đồng ý của người bị triệt sản.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có mức phạt khác nhau.
Mẹ chồng uy hiếp tinh thần để ép buộc con dâu phải mang thai, phải sinh con trai thì có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Đối với hành vi ép con dâu sinh con thứ hai để kiếm cháu trai của mẹ chồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu việc ép buộc không chỉ đơn thuần là lời nói mà còn có sử dụng vũ lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?