Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình áp dụng đối với những đối tượng nào?
- Người bị bạo lực gia đình có được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình xử lý hành vi bạo lực gia đình không?
Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình là Mẫu số 02 được ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Tải về mẫu văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình.
Văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về bảo vệ, giữ bí mật thông tin khi tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình:
Bảo vệ, giữ bí mật thông tin khi tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình thì phải được người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Khi công khai thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình thì phải được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đồng thời, dựa vào văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình là Mẫu số 02 được ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Theo đó, văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình áp dụng đối với những đối tượng:
- Bên cung cấp thông tin:
+ Người bị bạo lực gia đình
+ Người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình
- Bên sử dụng thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình.
Lưu ý: trong văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình bên sử dung thông tin phải cam kết sử dụng thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình cung cấp vào những mục đích cụ thể được liệt kê trong văn bản.
Văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình áp dụng đối với những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Người bị bạo lực gia đình có được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình xử lý hành vi bạo lực gia đình không?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình:
Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình
1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Như vậy, người bị bạo lực gia đình được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình xử lý hành vi bạo lực gia đình theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?