Mẫu văn bản đề nghị xem xét, miễn lãi chậm nộp của doanh nghiệp được quy định như thế nào? Hồ sơ xem xét miễn lãi chậm nộp như nào?
Mẫu văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc xem xét, miễn lãi chậm nộp được quy định như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc xem xét, miễn lãi chậm nộp được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Theo đó, văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc xem xét, miễn lãi chậm nộp được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 148/2021/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc xem xét, miễn lãi chậm nộp
Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ và/hoặc còn lỗ lũy kế có được xem xét miễn lãi chậm nộp không?
Căn cứ Phụ lục IV Quy trình và các trường hợp được xử lý miễn lãi chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 148/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp được xem xét, miễn lãi chậm nộp như sau:
Các trường hợp doanh nghiệp được xử lý miễn lãi chậm nộp
a) Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ và/hoặc còn lỗ lũy kế đến thời điểm được xem xét miễn lãi chậm nộp; doanh nghiệp đã sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp nhưng không đủ để bù đắp khoản lãi chậm nộp, Doanh nghiệp nộp nhầm về ngân sách nhà nước thay vì nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (Quỹ).
b) Cơ quan có thẩm quyền chậm phê duyệt quyết toán cổ phần hóa dẫn đến doanh nghiệp chậm nộp tiền về Quỹ theo thời gian quy định.
c) Doanh nghiệp cổ phần hóa khi đánh giá lại giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần không phát sinh dòng tiền dẫn đến chậm nộp tiền về Quỹ theo thời gian quy định.
d) Doanh nghiệp cấp 2 cổ phần hóa theo hình thức bán bớt phần vốn đầu tư của doanh nghiệp cấp 1 đã hoàn tất việc bán cổ phần lần đầu chậm nộp hoặc chưa nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu tương ứng số tiền phải hoàn trả doanh nghiệp cấp 1 phần giá trị sổ sách của số cổ phần bán ra và số thuế phải nộp theo quy định (nếu có).
Trường hợp Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ và/hoặc còn lỗ lũy kế đến thời điểm được xem xét miễn lãi chậm nộp.
Ngoài ra, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp nhưng không đủ để bù đắp khoản lãi chậm nộp, Doanh nghiệp nộp nhầm về ngân sách nhà nước thay vì nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (Quỹ) cũng là một trường hợp được miễn lãi chậm nộp.
Hồ sơ xem xét miễn lãi chậm nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp như thế nào?
Tại Phụ lục IV Quy trình và các trường hợp được xử lý miễn lãi chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 148/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp được xem xét, miễn lãi chậm nộp như sau:
2. Trình tự, thủ tục xem xét miễn lãi chậm nộp về Quỹ
a) Doanh nghiệp xác định số lãi chậm nộp về Quỹ đến thời điểm Nghị định có hiệu lực thi hành báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu (gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) hồ sơ để được xem xét, miễn lãi chậm nộp. Hồ sơ đề nghị miễn lãi chậm nộp bao gồm:
- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc xem xét, miễn lãi chậm nộp (bản chính) theo Phụ lục V kèm theo Nghị định này;
- Các tài liệu liên quan theo các trường hợp quy định tại điểm 1 Phụ lục này (bản chính/sao y).
- Tài liệu, chứng từ nộp về Quỹ và xác định số còn phải nộp (bản chính/sao y).
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn lãi chậm nộp của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thẩm định, ra quyết định miễn lãi chậm nộp cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này, trong đó nêu rõ số tiền doanh nghiệp được miễn lãi và số tiền còn phải nộp. Quyết định miễn lãi chậm nộp gửi doanh nghiệp và Bộ Tài chính.
Trường hợp hồ sơ miễn lãi chậm nộp chưa đảm bảo đầy đủ nội dung, tài liệu theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu (nêu rõ lý do) trả lời doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Doanh nghiệp xác định số lãi chậm nộp về Quỹ đến thời điểm Nghị định có hiệu lực thi hành báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu (gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) hồ sơ để được xem xét, miễn lãi chậm nộp.
Hồ sơ đề nghị miễn lãi chậm nộp bao gồm:
- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc xem xét, miễn lãi chậm nộp (bản chính) theo Phụ lục V kèm theo Nghị định này;
- Các tài liệu liên quan theo các trường hợp quy định tại điểm 1 Phụ lục này (bản chính/sao y).
- Tài liệu, chứng từ nộp về Quỹ và xác định số còn phải nộp (bản chính/sao y).



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện gắn với gì? Kế hoạch xây dựng lại nhà chung cư cần dự kiến thời gian thực hiện dự án không?
- Khai thác khoáng sản ở vùng dân tộc thiểu số thì loại đất này có thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Ngày giải phóng Miền Nam: 30+ món đồ nên mang theo khi đi xem diễu binh ngày Giải phóng Miền Nam?
- Hướng dẫn tuyển thẳng vào lớp 10 TPHCM năm học 2025 2026? Hồ sơ xét tuyển thẳng và cách thức đăng ký tuyển thẳng?
- Những lưu ý khi đi du lịch dịp lễ 30 4 và 1 5 dành cho khách du lịch? Quyền của khách du lịch là gì?