Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với cá nhân là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với cá nhân là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Trình tự thủ tục hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc nâng cao hiệu quả chăn nuôi thế nào?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì trong việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi?
Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với cá nhân là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với cá nhân là Mẫu số 07 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với cá nhân.
Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với cá nhân là Mẫu nào? Tải về ở đâu? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc nâng cao hiệu quả chăn nuôi thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về trình tự và thủ tục đối với chính sách hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc nang cao hiệu quả chăn nuôi như sau:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 106/2024/NĐ-CP; Tải về
+ Chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo, tập huấn do cơ sở đào tạo cấp; hoá đơn, chứng từ liên quan;
+ Giấy cam kết về thực hiện nghề đã được đào tạo chuyển đổi ít nhất 05 năm sau khi được nhận hỗ trợ (áp dụng đối với chuyển đổi ngành nghề khi thực hiện di dời cơ sở chăn nuôi);
+ Bản cam kết thực hiện công tác phối giống nhân tạo gia súc trong thời gian ít nhất 05 năm sau khi được nhận hỗ trợ (áp dụng đối với đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc).
- Trình tự, thủ tục:
+ Cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc được hỗ trợ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ tới Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 25 của tháng cuối hằng quý.
+ Trong thời hạn 20 ngày tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ;
+ Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản cho đối tượng đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ và nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 20 ngày tính từ ngày có quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện hỗ trợ kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì trong việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương tổ chức triển khai Nghị định này.
b) Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định đến các đối tượng chịu tác động của Nghị định này.
c) Chủ trì, tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai Nghị định này, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập để chính sách được triển khai có hiệu quả.
2. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện Nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định tại Nghị định này, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo nguồn vốn hằng năm, trung hạn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương tổ chức triển khai Nghị định 106/2024/NĐ-CP.
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định đến các đối tượng chịu tác động của Nghị định 106/2024/NĐ-CP.
- Chủ trì, tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai Nghị định 106/2024/NĐ-CP, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập để chính sách được triển khai có hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?