Mẫu văn bản đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được áp dụng hiện nay là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được áp dụng hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Đơn đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định mới nhất theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP (Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Tải Mẫu Đơn đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại đây: Tải về
Mẫu văn bản đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được áp dụng hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành khi sau chuyển đổi hình thức doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp
1. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân dự kiến góp vốn vào doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm và Điều 63 Nghị định này;
d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành khi sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
...
Như vậy, theo quy định này thì việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 46/2023/NĐ-CP nêu trên.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành khi sau chuyển đổi hình thức doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ.
(2) Điều kiện về vốn bao gồm:
- Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
- Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
(3) Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138 của Luật này.
(4) Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
(5) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Tiêu chuẩn chung của người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chung của người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
Tiêu chuẩn chung của người quản lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
Như vậy, người quản lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?