Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng vốn điều lệ phải được sự chấp thuận của ai? Hồ sơ đề nghị chấp thuận?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng vốn điều lệ phải được sự chấp thuận của ai?
Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo được quy định tại Điều 136 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Mức vốn điều lệ;
c) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
d) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến có cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ;
đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
e) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp; mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có những thay đổi sau đây:
a) Thay đổi điều lệ hoạt động;
b) Mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận các thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng vốn điều lệ phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi, Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng vốn điều lệ phải được sự chấp thuận của ai? Hồ sơ đề nghị chấp thuận? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ được quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, bao gồm:
- Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện;
- Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ;
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông hoặc thành viên này đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Điều 63 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với các cổ đông hoặc thành viên đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trước khi tăng vốn và không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được khuyến mại dưới hình thức nào?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi tại khoản 3 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
...
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
b) Khuyến mại dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực để mua hợp đồng bảo hiểm mới;
d) Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn;
đ) Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được khuyến mại dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn nào tại công ty bảo hiểm giúp ứng viên nổi bật hơn?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện nào? Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử?
- Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 theo Thông tư 24/2024 thế nào? Tải về Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 ở đâu?
- Mẫu Công văn yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu? Thời hạn gửi văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung mới nhất? Cách ghi đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung?
- Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc tại Việt Nam không?