Mẫu tờ khai về việc mở cảng cạn mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Hồ sơ mở cảng cạn gồm các tài liệu nào?
Mẫu tờ khai về việc mở cảng cạn mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai về việc mở cảng cạn mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2017/NĐ-CP.
Các nội dung khác (nếu có) và tài liệu liên quan kèm theo:
- Bản chụp có chứng thực Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;
- Bản chính Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công các hạng mục kết cấu hạ tầng cảng cạn;
- Bản chụp có chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án;
- Bản chụp có chứng thực Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
Tải về Mẫu tờ khai về việc mở cảng cạn mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu tờ khai về việc mở cảng cạn mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Hồ sơ mở cảng cạn gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ mở cảng cạn gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ mở cảng cạn gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 38/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
Thủ tục công bố mở cảng cạn
1. Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác; hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai về việc mở cảng cạn theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chụp có chứng thực Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cảng cạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao chụp có chứng thực các giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng đất theo quy định;
d) Bản chính Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công các hạng mục kết cấu hạ tầng cảng cạn;
đ) Bản sao chụp có chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án theo quy định;
e) Bản sao chụp có chứng thực Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải công bố mở cảng cạn theo quy định.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố mở cảng cạn theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến chủ đầu tư; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ mở cảng cạn gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai về việc mở cảng cạn;
- Bản sao chụp có chứng thực Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cảng cạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Bản sao chụp có chứng thực các giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng đất theo quy định;
- Bản chính Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công các hạng mục kết cấu hạ tầng cảng cạn;
- Bản sao chụp có chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án theo quy định;
- Bản sao chụp có chứng thực Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Tên cảng cạn có thể kèm theo tên tiếng tiếng Anh không?
Tên cảng cạn có thể kèm theo tên tiếng tiếng Anh không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 38/2017/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc đặt tên, đôi tên cảng cạn như sau:
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng cạn
1. Cảng cạn được đặt tên hoặc đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
2. Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
3. Không đặt tên, đổi tên cảng cạn trong các trường hợp sau:
a) Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
b) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
c) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Như vậy, theo quy định trên thì tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?