Mẫu Thông cáo báo chí về sự kiện mới nhất? Cung cấp thông tin sai sự thật cho báo chí bị phạt bao nhiêu tiền?
Mẫu Thông cáo báo chí về sự kiện mới nhất? Tải mẫu Thông cáo báo chí về sự kiện ở đâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 09/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
Theo đó, thông cáo báo chí là một trong các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Thông cáo báo chí thường được gửi đến các cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử để nhằm thông báo về một sự kiện, tin tức, sản phẩm, dịch vụ mới hoặc các thông tin quan trọng khác đến các phương tiện truyền thông và công chúng.
>> Dưới đây là một số mẫu Thông cáo báo chí về sự kiện có thể tham khảo:
(1) TẢI VỀ: Thông cáo báo chí về sự kiện mẫu 1.
(2) TẢI VỀ: Thông cáo báo chí về sự kiện mẫu 2.
Cung cấp thông tin sai sự thật cho báo chí bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 119/2020/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chi hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí như sau:
Vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân;
b) Không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí;
c) Thực hiện không đúng quy định về thời hạn thông báo hoặc thời hạn đăng, phát, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thể hiện không chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn;
b) Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;
c) Sử dụng ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu;
d) Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, trường hợp cá nhân có hành vi cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài ra, buộc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nên trên cải chính, xin lỗi.
Mẫu Thông cáo báo chí về sự kiện mới nhất? Cung cấp thông tin sai sự thật cho báo chí bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện là người nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2017/NĐ-CP thì người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?