Mẫu thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi nào?
- Tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm cho công dân Việt Nam ở Việt Nam có phải là phong phẩm có yếu tố nước ngoài không?
- Tổ chức tôn giáo có quyền như thế nào?
Mẫu thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định Mẫu B46 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Tải về: Mẫu thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay tại đây.
Tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi nào?
Căn cứ tại Điều 53 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài
1. Trước khi gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, mục đích, thời điểm gia nhập; tên, hiến chương, tôn chỉ, mục đích hoạt động, trụ sở chính của tổ chức tôn giáo nước ngoài;
b) Văn bản chấp thuận hoặc văn bản mời gia nhập của tổ chức tôn giáo nước ngoài.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Khi chấm dứt tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chấm dứt.
Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên tổ chức tôn giáo nước ngoài đã gia nhập, lý do chấm dứt, thời điểm bắt đầu chấm dứt.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chấm dứt.
Tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm cho công dân Việt Nam ở Việt Nam có phải là phong phẩm có yếu tố nước ngoài không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 51 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài
1. Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
b) Tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho công dân Việt Nam ở Việt Nam.
2. Người được đề nghị phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đề nghị phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được đào tạo tôn giáo tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam;
b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam.
3. Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận trước của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
4. Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm cho công dân Việt Nam ở Việt Nam là phong phẩm có yếu tố nước ngoài.
Tổ chức tôn giáo có quyền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tổ chức tôn giáo có các quyền sau:
- Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
- Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
- Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?