Mẫu thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hiện nay được quy định như thế nào?
- Thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện như thế nào?
- Sau khi bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì cơ quan điều tra phải lấy lời khai trong thời hạn bao lâu?
Mẫu thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mẫu số 73 Danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định như sau:
Tải mẫu thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mới nhất năm 2023. Tải về
Hướng dẫn điền mẫu thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mới nhất năm 2023:
(1) Ghi rõ các trường hợp: Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
(2) Gia đình người bị bắt; UBND xã/phường/thị trấn nơi người bị bắt cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơ quan ngoại giao của Việt Nam. Trường hợp bắt người đang bị truy nã phải thông báo cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã;
(3) Giữ trong trường hợp khẩn cấp.
Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Hình từ Internet)
Thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người
Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
Theo đó, thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện như sau:
- Sau khi bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết;
Trường hợp người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị bắt.
Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.
Sau khi bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì cơ quan điều tra phải lấy lời khai trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt
1. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
2. Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.
Trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải giải ngay người đó đến Trại tạm giam nơi gần nhất.
3. Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất.
Theo đó, sau khi bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?