Mẫu thông báo vận động, tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ đối với tổ chức? Hướng dẫn cách ghi?
- Mẫu thông báo vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ đối với tổ chức? Hướng dẫn cách ghi?
- Các tổ chức khi vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ có được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu đóng góp?
- Ai được quyền vận động và tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
Mẫu thông báo vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ đối với tổ chức? Hướng dẫn cách ghi?
>> Xem thêm: File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ qua tài khoản Vietcombank
>> Xem thêm: Tải file PDF Mặt trận Tổ quốc sao kê qua TK Vietinbank
Tổ chức có nhu cầu thông báo về việc vận động và tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ thì có thể áp dụng mẫu Phụ lục ban hành kèm Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ: Mẫu thông báo vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ đối với tổ chức.
Hướng dẫn cách ghi thông báo vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ:
(1): Ghi rõ dự kiến phạm vi, đối tượng, thời gian hỗ trợ.
(2): Ghi rõ phương thức tổ chức vận động như: tổ chức vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các phương thức khác.
(3): Ghi rõ địa bàn vận động (gồm cả trong và ngoài nước).
(4): Ghi rõ thời gian bắt đầu, kết thúc vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện. Thời gian tiếp nhận không quá 90 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động.
(5): Ghi rõ tiền, những loại hiện vật cụ thể tiếp nhận.
(6): Thời gian phân phối được thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận.
Mẫu thông báo vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ đối với tổ chức? Hướng dẫn cách ghi? (Hình từ Internet)
Các tổ chức khi vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ có được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu đóng góp?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện
...
2. Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.
3. Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.
4. Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
...
Đối chiếu với quy định trên, các tổ chức khi vận động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp.
Theo đó, việc vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện.
Ai được quyền vận động và tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân sau đây có thể kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ:
(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
(2) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
(3) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
(4) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
(5) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(6) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(7) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(8) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?