Mẫu Thông báo Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu do cơ quan hải quan ban hành là mẫu nào? Có cần phải đóng dấu hay không?
Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:
Theo đó, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.
Lưu ý: Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu Thông báo Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu do cơ quan hải quan ban hành là mẫu nào? Có cần phải đóng dấu hay không?
Mẫu Thông báo Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu do cơ quan hải quan ban hành theo Mẫu số 04/TGHQ Phụ lục II kèm theo Thông tư 60/2019/TT-BTC.
Tải về Mẫu Thông báo Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu do cơ quan hải quan ban hành.
Lưu ý: Thủ trưởng đơn vị phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào Thông báo Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu.
Cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan
1. Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung tự kê khai và tự xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, việc nộp các chứng từ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư này; tham vấn để trao đổi, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định; yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá hải quan, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan trong trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
2. Khi kiểm tra việc khai báo và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư này để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
3. Cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Thông tư này;
b) Đủ cơ sở, căn cứ bác bỏ trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định;
c) Có căn cứ xác định trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định không phù hợp.
4. Khi cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, phải căn cứ nguyên tắc, trình tự các phương pháp xác định trị giá hải quan, cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, các chứng từ, tài liệu có liên quan quy định tại Thông tư này và ban hành văn bản thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 04/TGHQ Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
5. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xử lý khoản giảm giá trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
Như vậy, khi cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, phải căn cứ nguyên tắc, trình tự các phương pháp xác định trị giá hải quan, cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, các chứng từ, tài liệu có liên quan quy định tại Thông tư này và ban hành Thông báo Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu do cơ quan hải quan ban hành theo Mẫu số 04/TGHQ Phụ lục II kèm theo Thông tư 60/2019/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?