Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học? Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định khi nào?
Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học?
Hiện nay, pháp luật và các văn bản có liên quan không có quy định về Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đáng dành cho học sinh tiểu học.
Theo đó, Tết Nguyên đán hay Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn của nước ta. Vào ngày này, học sinh, sinh viên được nghỉ học còn người lao động được nghỉ làm.
Do đó, nhà trường có thể tự xây dựng Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học hoặc có thể tham khảo xem qua Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học dưới đây:
Tải về Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học.
>>Xem thêm:
Tải về Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch dành cho sinh viên đại học hiện nay
Tải về Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch dành cho sinh viên đại học hiện nay.
Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học? Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định khi nào? (Hình từ Internet)
Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp sau:
- Học sinh học lưu ban,
- Học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
- Học sinh là người dân tộc thiểu số,
- Học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ,
- Học sinh mồ côi không nơi nương tựa,
- Học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quyền được học tập của học sinh được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, học sinh sẽ được quyền được học tập được pháp luật quy định dưới đây:
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
+ Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
+ Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.
+ Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.
- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?