Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT? Ghi nội dung Sổ chủ nhiệm THPT như thế nào? Tải về file word Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT?

Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT dành cho giáo viên chủ nhiệm? Ghi nội dung Sổ chủ nhiệm THPT như thế nào? Sổ chủ nhiệm THPT có phải là tài liệu chuyên môn nghiệp vụ không? Tải về file word Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT? Giáo viên chủ nhiệm THPT có quyền dự giờ hay không?

Sổ chủ nhiệm THPT là gì? Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT dành cho giáo viên chủ nhiệm?

Sổ chủ nhiệm trung học phổ thông là một loại sổ sách quan trọng được sử dụng bởi giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông tại Việt Nam. Đây là công cụ quản lý lớp học và theo dõi học sinh.

Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật liên quan chưa quy định cụ thể Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT dành cho giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm có thể tham khảo Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT dưới đây:

TẢI VỀ: Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT dành cho giáo viên chủ nhiệm

Một số thông tin chính thường được ghi chép trong sổ này bao gồm:

- Danh sách học sinh trong lớp

- Thông tin cá nhân của từng học sinh

- Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

- Điểm danh, theo dõi chuyên cần

- Các hoạt động của lớp

- Nhận xét, đánh giá về từng học sinh

- Thông tin liên lạc với phụ huynh

Sổ chủ nhiệm giúp giáo viên quản lý lớp hiệu quả, theo dõi sự tiến bộ của học sinh và tạo cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh. Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện học sinh ở cấp trung học phổ thông.

Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo

Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT? Ghi nội dung Sổ chủ nhiệm THPT như thế nào? Tải về file word Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT?

Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT? Ghi nội dung Sổ chủ nhiệm THPT như thế nào? Tải về file word Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT? (Hình từ Internet)

Ghi nội dung Sổ chủ nhiệm THPT như thế nào? Sổ chủ nhiệm THPT có phải là tài liệu chuyên môn nghiệp vụ không?

Ghi nội dung Sổ chủ nhiệm THPT:

Trang đầu: Nhiệm vụ của học sinh

+ Nêu được nhiệm vụ và quyền của học sinh tiểu học

+ Các hành vi và biểu hiện học sinh không được làm

+ Hình thức khen thưởng và kỷ luật

+ Những quy định về đồ dùng sách vở

Trang: Thông tin học sinh

+ Cần nêu được họ tên học sinh đầy đủ theo giấy khai sinh

+ Ngày tháng năm sinh, giới tính, tên bố, tên mẹ, địa chỉ, quê quán

+ Đánh dấu là đội viên, theo dõi kết quả rèn luyện của năm trước theo 3 lĩnh vực, danh hiệu khen thưởng năm trước và ghi chú

Trang: Ban cán sự lớp

+ Nêu ra những phân công cụ thể nhiệm vụ từng học sinh

+| Đề ra nhiệm vụ của từng vị trí làm gì, quản lý lớp ở việc gì

+ Ban cán sự lớp phải thay đổi theo từng học kỳ trong năm, phân chia theo nhóm tổ

+ Nêu được nhiệm vụ của các nhóm

Trang: danh sách học sinh phân theo nhóm, tổ

+ Tên học sinh có trong nhóm tổ, học sinh nào làm nhóm trưởng, có thể thay đổi theo học kỳ

+ Phân bao nhiêu nhóm tổ thì phụ thuộc vào mô hình học tập và hình thức dạy học (nên nhiều nhất là 6 em mỗi nhóm)

+ Danh sách ban đại diện hội cha mẹ học sinh, có số điện thoại, địa chỉ, vai trò của Hội

+ Danh sách học sinh có năng lực đặc biệt hoặc năng khiếu

+ Danh sách học sinh tham gia các câu lạc bộ sở thích

+ Danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trang: kế hoạch năm học

+ Căn cứ vào đâu để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

+ Nêu những nét khái quát về đặc điểm tình hình chung của lớp chủ nhiệm: khái quát nhất thông qua việc điều tra học sinh của giáo viên chủ nhiệm

+ Chỉ ra những học sinh cá biệt cần theo dõi và uốn nắn của lớp

+ Thống kê được kết quả rèn luyện năm học trước

Trang: các mục tiêu cần đạt

+ Các số liệu cụ thể cần đạt cho lớp ở 3 lĩnh vực: Môn học và hoạt động giáo dục, kỹ năng, phẩm chất theo cách báo cáo của phần mềm EMIS của sổ tổng hợp đánh giá giáo dục

+ Nêu được các chỉ tiêu khác chần đạt như: Vở sạch chữ đẹp, danh hiệu lớp, các phong trào, các hoạt động giáo dục và các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang: các biện pháp thực hiện

+ Duy trì sĩ số: nêu rõ mục tiêu, làm thế nào và làm gì để đạt mục tiêu

+ Chất lượng giáo dục các môn học và các hoạt động giáo dục: Mục tiêu? Làm thế nào và làm những gì

+ Năng lực: Mục tiêu? Cách làm

+ Phẩm chất: Mục tiêu? Cách làm

Trang: kế hoạch tháng

+ Nêu những trọng tâm của tháng

+ Nội dung hoạt động trong tháng về giáo dục đạo đức, học tập và các hoạt động khác

+ Có biện pháp thực hiện những công việc đó

+ Có kết quả như thế nào, học sinh nào thực hiện

+ Có phần ghi chép, nhận xét, đánh giá chung sau tháng

+ Có phần ghi chép nội dung điều chỉnh

Trang: theo dõi kết quả định kỳ

+ Nêu những số liệu báo cáo dựa vào phần mềm EMIS, phần mềm quản lý của BGD.

+ Dựa vào Sổ tổng hợp kết quả của 4 lần trong năm để thống kê kết quả các môn học và các hoạt động giáo dục

+ Ghi chép các kết quả mà tập thể lớp đạt được trong đợt đó

Trang: theo dõi chuyên cần

+ Chia thành 4 cột gồm: HK1, HK2, Cả năm, Ghi chú.

+ Cách ghi: ví dụ học sinh A nghỉ trong học kỳ 2 có phép ngày 15/3 thì ghi vào cột HK2 và cột cả năm điền số ngày có phép và ko phép

Trang: theo dõi các khoản đóng góp

Tùy từng yêu cầu của từng Phòng giáo dục nên chia các cột cho tiện theo dõi. Chỉ ghi những khoản được phép thu hoặc thu hộ học sinh như BHYT, Ủng hộ, Quỹ theo chỉ đạo của cấp trên

Trang: Theo dõi biểu hiện cần khen – nhắc nhở

+ Tùy theo yêu cầu của từng PGD của mỗi địa phương

+ Ghi theo tiến trình thời gian

+ Làm căn cứ để cho tiết giáo dục tập thể, đánh giá các đợt…

Trang: theo dõi Họp phụ huynh

+ Phải có kế hoạch, giáo án họp phụ huynh kèm theo danh sách phụ huynh tham gia họp

+ Cuối buổi họp phải thiết lập hoàn chỉnh biên bản họp phụ huynh.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BGDĐT, quy định về tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục như sau:

Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục
1. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục là vật mang tin hình thành trong quá trình giải quyết công việc để phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo của cơ quan, đơn vị.
Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục gồm văn bản giấy; phim, ảnh; băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh; tài liệu điện tử và các vật mang tin khác.
2. Hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục là một tập tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung.

Theo đó, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục là vật mang tin hình thành trong quá trình giải quyết công việc để phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo của cơ quan, đơn vị.

Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục gồm văn bản giấy; phim, ảnh; băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh; tài liệu điện tử và các vật mang tin khác.

Như vậy, sổ chủ nhiệm THPT cũng có thể xem là một tài liệu chuyên môn nghiệp vụ.

Và theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 27/2016/TT-BGDĐT thì sổ chủ nhiệm phải được bảo quản đến khi hết khóa học.

Giáo viên chủ nhiệm THPT có quyền dự giờ hay không?

Căn cứ theo Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền hạn của giáo viên trường THPT cụ thể như sau:

Quyền của giáo viên, nhân viên
...
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
đ) Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì giáo viên chủ nhiệm THPT có quyền dự giờ của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào