Lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp 2024 hay nhất? Lời chào khi nhận lớp mới của giáo viên thế nào?
Lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp 2024 hay nhất? Lời chào khi nhận lớp mới của giáo viên thế nào?
Dưới đây là lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp 2024 hay nhất (Lời chào khi nhận lớp mới của giáo viên):
Lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh khi nhận lớp Xin chào tất cả các phụ huynh lớp ..................................................... Tôi là ................................................................................................... Năm nay tôi rất vui được phân công chủ nhiệm các con lớp mình. Năm học này là năm học ....Tôi rất mong các phụ huynh luôn sát cánh, đồng hành cùng cô trong việc kèm cặp các con trong năm học tới để các con lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Cô cũng hi vọng với bề dày kinh nghiệm dạy lớp ..., kinh nghiệm bồi dưỡng HSG và luyện thi trong năm nay các con sẽ gặt hái được nhiều thành tích cao, nắm chắc kiến thức một cách tốt nhất. Chân thành cảm ơn. Lời chào của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh Chào mừng quý phụ huynh đã đến tham dự buổi gặp mặt đầu năm học. Tôi xin phép được giới thiệu về bản thân và chia sẻ một số thông tin quan trọng về lớp học của chúng ta. Tên tôi là......, và tôi rất vui mừng được làm giáo viên chủ nhiệm của lớp ....... Tôi đã có kinh nghiệm.....năm trong ngành, và tôi luôn đặt sự phát triển toàn diện của học sinh lên hàng đầu. Trong suốt thời gian qua, tôi đã học hỏi và phát triển nhiều phương pháp giảng dạy để giúp học sinh không chỉ đạt được thành tích học tập tốt mà còn phát triển kỹ năng mềm và phẩm chất cá nhân. Lớp học của chúng ta năm nay sẽ có ..... học sinh với đa dạng cá tính và sở thích. Tôi tin rằng mỗi em đều có những khả năng riêng biệt và cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và đầy cảm hứng. Tôi rất mong muốn được làm việc gắn kết với các bậc phụ huynh để hỗ trợ và đồng hành cùng các em trên hành trình học tập. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để cùng trao đổi và phối hợp trong suốt năm học, từ các buổi họp phụ huynh cho đến những hoạt động ngoại khóa. Tôi khuyến khích quý phụ huynh luôn giữ liên lạc và chia sẻ những thông tin liên quan đến sự phát triển của con em mình. Đội ngũ giáo viên chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và hợp tác để mang lại môi trường học tập tốt nhất cho các em. Cảm ơn quý phụ huynh đã dành thời gian đến đây và cùng đồng hành với chúng tôi trong năm học này. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một năm học thành công và đầy niềm vui. Lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh Xin kính chào các bậc phụ huynh! Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là .........là giáo viên bộ môn... và cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp.... Năm nay tôi rất vui khi được đồng hành cùng với các em học sinh lớp ... trong năm học mới 2024-2025. Tôi rất mong nhận được sự đồng hành của các vị phụ huynh trong năm học mới để cô và trò sẽ hoàn thành các nhiệm vụ trong năm học một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cách viết lời giới thiệu đầu năm học của giáo viên Chào hỏi: Kính gửi các bậc phụ huynh và người giám hộ của ….., Giới thiệu: Tên tôi là ..... tôi sẽ là giáo viên của con trong năm học sắp tới! Các thầy cô có thể giới thiệu sơ qua về trình độ học vấn, chuyên môn, một số điểm nhấn trong quá trình công tác dạy học, dự định về kế hoạch dạy học đối với học sinh trong năm học mới. Kết thúc: Gửi lời cảm ơn đến quý vị phụ huynh. Đưa ra một số mong muốn của cô với các vị phụ huynh để giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Các thầy cô có thể đưa thêm thông tin liên hệ để phụ huynh dễ dàng liên lạc, trao đổi với thầy cô giáo. |
Trên đây là lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp 2024 hay nhất (Lời chào khi nhận lớp mới của giáo viên)
Lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp 2024 hay nhất? Lời chào khi nhận lớp mới của giáo viên thế nào? (Hình từ Internet)
Năm học 2024 2025 thời gian nghỉ phép năm của giáo viên thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Như vậy, thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
Đồng thời, Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT cũng đã nêu rõ kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo thế nào?
Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?