Mẫu Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
- Mẫu Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
- Hướng dẫn cách điền mẫu Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc khóa Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ khi nào?
Mẫu Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.
Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo Tài chính.
Mẫu Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được hướng dẫn tại Mẫu số S02c1-DN và Mẫu số S02c2-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất.
Tải về Mẫu Sổ Cái ít cột
Tải về Mẫu Sổ Cái nhiều cột
Sổ Cái
Hướng dẫn cách điền mẫu Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
Kết cấu và phương pháp ghi Sổ Cái hướng dẫn tại Mẫu số S02c1-DN và Mẫu số S02c2-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.
Sổ Cái có 2 loại: Sổ Cái ít cột và Sổ Cái nhiều cột.
(1) Sổ Cái ít cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.
Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-DN)
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.
(2) Sổ Cái nhiều cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.
Kết cấu của Sổ Cái loại nhiều cột (Mẫu số S02c2-DN)
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có của tài khoản này.
- Cột 3 đến cột 10: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có của các tài khoản cấp 2.
* Phương pháp ghi Sổ Cái:
- Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.
- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.
- Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khoá sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.
Công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc khóa Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ khi nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc khóa Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ khi thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 124 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký
...
2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc khóa Sổ Cái dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ khi vào cuối kỳ kế toán trước trước khi lập Báo cáo tài chính.
Ngoài ra phải khoá sổ này trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?