Mẫu quyết định ủy thác giải quyết nguồn tin về tội phạm? Cán bộ điều tra của cơ quan điều tra phải giúp ai trong lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm?
Mẫu quyết định ủy thác giải quyết nguồn tin về tội phạm mới nhất?
Căn cứ theo Biểu mẫu 13 Mục 1 Danh mục Biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự được ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu quyết định ủy thác giải quyết nguồn tin về tội phạm:
Hướng dẫn mẫu quyết định ủy thác giải quyết nguồn tin về tội phạm:
(1) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;
(2) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra/Thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý;
(3) Trường hợp TTLT trên được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì ghi rõ Văn bản QPPL đang có hiệu lực thi hành;
(4) Ghi rõ tên Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ủy thác;
(5) Ghi rõ Viện Kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan được ủy thác.
Tải mẫu quyết định ủy thác giải quyết nguồn tin về tội phạm mới nhất. Tải về
Nguồn tin về tội phạm (Hình từ Internet)
Cán bộ điều tra của cơ quan điều tra phải giúp ai trong lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra
1. Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.
2. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.
Như vậy, Cán bộ điều tra của cơ quan điều tra phải giúp Điều tra viên trong trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Ngoài ra, Cán bộ điều tra của cơ quan điều tra phải còn cơ những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;
- Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.
Và cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.
Người báo tin về tội phạm khi được cơ quan điều tra triệu tập đến lấy lời khai thì cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
Như vậy, người báo tin về tội phạm khi được cơ quan điều tra triệu tập đến lấy lời khai thì cần trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
Ngoài ra người báo tin về tội phạm có quyền:
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc báo tin về tội phạm, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
- Được thông báo kết quả giải quyết tin báo về tội phạm;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?