Mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm mới nhất? Ai có thể thực hiện việc giúp Kiểm sát viên lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm?
Mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm mới nhất?
Căn cứ theo Biểu mẫu 21 Mục 1 Danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm như sau:
Hướng dẫn điền mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm:
(1) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;
(2) Ghi rõ lý do phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm;
(3) Ghi rõ: Điều 36, Điều 39 hoặc Điều 40 BLTTHS theo thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm;
(4) Người cung cấp nguồn tin về tội phạm hoặc cơ quan kiến nghị khởi tố.
Tải mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm mới nhất. Tải về
Nguồn tin về tội phạm (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên có thể trực tiếp lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;
đ) Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;
e) Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;
g) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
h) Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
i) Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
k) Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
l) Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
m) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;
n) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
o) Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;
p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình.
Theo đó, Kiểm sát viên có thể trực tiếp lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Ai có thể thực hiện việc giúp Kiểm sát viên lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 43 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
c) Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác.
2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.
Như vậy, Kiểm tra viên có thể thực hiện việc giúp Kiểm sát viên lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?