Mẫu quyết định điều động cán bộ mới nhất? Việc điều động cán bộ được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Mẫu quyết định điều động cán bộ mới nhất?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008, điều động là việc cán bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Hiện tại, Luật Cán bộ, công chức 2008 và các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể về mẫu quyết định điều động cán bộ, tuy nhiên có thể hình dung quyết định điều động cán bộ cơ bản bao gồm các thông tin về đơn vị điều động, người được điều động, quyền và nghĩa vụ của người được điều động,...
Sau đây là mẫu quyết định điều động cán bộ mà các đơn vị quản lý cán bộ có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu quyết định điều động cán bộ
Công tác điều động cán bộ được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ thực hiện công tác điều động cán bộ được quy định tại Điều 26 Luật Cán bộ, công chức 2008, cụ thể như sau:
Điều động, luân chuyển cán bộ
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Việc điều động cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
>>> Xem thêm:
TẢI VỀ Mẫu Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất năm 2024
TẢI VỀ Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến cán bộ, công chức
Mẫu quyết định điều động cán bộ mới nhất? Việc điều động cán bộ được thực hiện dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ khi tiến hành điều động như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cán bộ, công chức 2008 về nội dung đánh giá cán bộ như sau:
Nội dung đánh giá cán bộ
...
2. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển.
...
Theo đó, việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển.
Công tác đánh giá để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Khoản 1 Điều 28 Luật Cán bộ, công chức 2008 cũng quy định cụ thể 5 nội dung đánh giá cán bộ như sau:
(1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
(2) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
(3) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
(4) Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
(5) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ bao gồm 5 bước được quy định tại Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 2: Nhận xét, đánh giá cán bộ
- Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
- Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.
Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
- Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan quản lý cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
- Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
Bước 5: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?