Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện chi trả tiền lương chưa thanh toán? Tải mẫu?
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện chi trả tiền lương chưa thanh toán là gì?
Quyết định chấm dứt hợp đồng và thực hiện chi trả tiền lương chưa thanh toán được hiểu đơn giản là một văn bản hành chính do người sử dụng lao động thường là công ty, doanh nghiệp,... ban hành với 2 mục đích:
(1) Chấm dứt hợp đồng lao động
(2) Xác định và thông báo các khoản phải chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng.
Lưu ý: Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, tiền lương là số tiền được trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện chi trả tiền lương chưa thanh toán? Tải mẫu? (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện chi trả tiền lương chưa thanh toán cho người lao động?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện chi trả tiền lương chưa thanh toán cho người lao động.
Quý công ty, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện chi trả tiền lương chưa thanh toán cho người lao động
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Công ty TNHH hai thành viên trở lên chi trả tiền lương cho Tổng giám đốc dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác:
Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác
1. Công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Theo đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên chi trả tiền lương cho Tổng giám đốc theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Lưu ý: Theo đó, tiêu chuẩn làm Tổng giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định như sau:
(1) Không thuộc đối tượng sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên.
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản 2014, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
(2) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
(3) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
(Căn cứ Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các loại hội nghị và cuộc họp của Bộ Tài chính theo Quyết định 1018? Nguyên tắc tổ chức các cuộc họp của Bộ Tài chính?
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?