Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ doanh nghiệp? Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp?
Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ doanh nghiệp mới nhất?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 66/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ.
2. Các doanh nghiệp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ trên cơ sở tham chiếu mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ doanh nghiệp là mẫu được hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 66/2020/TT-BTC:
TẢI VỀ Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ doanh nghiệp mới nhất
Lưu ý:
- Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ trên là cơ sở cho các đơn vị tham chiếu trong việc xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ bao gồm:
+ Công ty niêm yết;
+ Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
+ Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Các doanh nghiệp không thuộc đối tượng trên được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
(theo Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP)
Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ doanh nghiệp mới nhất? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP thì quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: Mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác.
Trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
- Trên cơ sở các quy định tại Nghị định 05/2019/NĐ-CP, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
+ Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
+ Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo của doanh nghiệp phải được gửi đến những bộ phận nào?
Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
...
4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Như vậy, theo quy định, kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo của doanh nghiệp phải được gửi đến:
(1) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết và doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
(2) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
(3) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?