Mẫu Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ?
- Mẫu Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ?
- Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai của năm trước giữa Bộ Tài chính và Bên bảo đảm được căn cứ vào đâu?
- Trách nhiệm của Bên bảo đảm trong việc thực hiện Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai?
Mẫu Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ?
Theo điểm 1.5 khoản 1 Điều 5 Thông tư 139/2015/TT-BTC quy định như sau:
Ký kết Hợp đồng bảo đảm và Phụ lục Hợp đồng
1. Trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp:
...
1.5. Trong trường hợp đặc biệt, đặc thù không thể ủy quyền cho Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay, Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ có liên quan:
...
b) Đối với tài sản hình thành trong tương lai:
(i) Bộ Tài chính và Bên bảo đảm ký kết Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này.
(ii) Bộ Tài chính và Bên bảo đảm ký Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này phù hợp với tiến độ thực tế hình thành tài sản bằng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh.
c) Bên bảo đảm chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay (bao gồm cả các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, xử lý tài sản bảo đảm) theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Thông tư này.
...
Theo đó, mẫu Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ là mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư 139/2015/TT-BTC:
Tải về Mẫu Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ
Mẫu Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ? (hình từ internet)
Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai của năm trước giữa Bộ Tài chính và Bên bảo đảm được căn cứ vào đâu?
Theo quy trình bảo đảm tiền vay đối với khoản vay Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay tại Điều 7 Thông tư 139/2015/TT-BTC quy định như sau:
Quy trình bảo đảm tiền vay đối với khoản vay Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay
...
2. Đối với tài sản hình thành trong tương lai:
a) Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai được ký kết, Bên bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên bảo đảm nộp cho Bộ Tài chính.
c) Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai của năm trước được ký kết giữa Bộ Tài chính và Bên bảo đảm căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập (nếu có phát sinh mới) và hoàn thành trước ngày 30/6 của năm sau.
d) Sau khi tài sản đã được nghiệm thu chính thức, Bên bảo đảm gửi danh sách toàn bộ tài sản kèm theo mô tả cho Bộ Tài chính.
đ) Bên bảo đảm thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm nếu có sai khác so với thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai sau khi tài sản đã được nghiệm thu chính thức.
e) Trong vòng 05 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm sửa đổi do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên bảo đảm nộp cho Bộ Tài chính.
Như vậy, Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai của năm trước được ký kết giữa Bộ Tài chính và Bên bảo đảm căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập (nếu có phát sinh mới) và hoàn thành trước ngày 30/6 của năm sau.
Trách nhiệm của Bên bảo đảm trong việc thực hiện Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai?
Trách nhiệm của Bên bảo đảm trong việc thực hiện Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 139/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Bên bảo đảm
1. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng dịch vụ quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ tài sản bảo đảm theo quy định tại pháp luật về kế toán và báo cáo Bộ Tài chính, Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc Cơ quan cho vay lại về kết quả đánh giá, kiểm kê; phối hợp với Bộ Tài chính, Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc Cơ quan cho vay lại thực hiện các thủ tục có liên quan tới việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp phải xử lý để thu hồi nợ đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
3. Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo đảm tiền vay trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm, kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm.
4. Mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
5. Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản bảo đảm cho Bên nhận bảo đảm và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
6. Sử dụng tài sản hình thành từ khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đúng mục đích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?