Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất? Tải mẫu Phiếu khám chuyên khoa? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa?

Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất? Tải mẫu Phiếu khám chuyên khoa? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa là gì? Nhiệm vụ của các vị trí trực trong bệnh viện được quy định như thế nào?

Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất? Tải mẫu Phiếu khám chuyên khoa?

Mẫu Phiếu khám chuyên khoa nhất hiện nay là Mẫu số 04/BV-02 được quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, mẫu có dạng như sau:

Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất? Tải mẫu Phiếu khám chuyên khoa? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa?

Tải về Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 16/2024/NĐ-CP thì phòng khám chuyên khoa phải đạt các điều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định 16/2024/NĐ-CP và các điều kiện sau:

- Có các bộ phận chuyên môn, cấp cứu phù hợp với chuyên khoa của phòng khám.

- Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

- Nhân lực: Số lượng cán bộ, nhân viên; tỷ lệ cơ cấu thành phần; chức danh từng vị trí theo biểu tổ chức, biên chế.

Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất? Tải mẫu Phiếu khám chuyên khoa? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa?

Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất? Tải mẫu Phiếu khám chuyên khoa? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của các vị trí trực trong bệnh viện được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ của các vị trí trực trong bệnh viện được quy định tại Điều 44 Thông tư 32/2023/TT-BYT, như sau:

* Trực lãnh đạo:

(1) Đối tượng trực lãnh đạo: Giám đốc, phó giám đốc và trưởng khoa, trưởng phòng được giám đốc chỉ định tham gia thường trực lãnh đạo và phải được ủy quyền bằng văn bản.

(2) Nhiệm vụ của trực lãnh đạo:

- Kiểm tra đôn đốc các phiên trực trong bệnh viện.

- Chỉ đạo giải quyết các vấn đề, tình huống khó khăn vượt khả năng chuyên môn của các thành viên trực cấp dưới không giải quyết được.

- Chỉ đạo xử lý các vụ việc bất thường về an ninh, trật tự xảy ra trong bệnh viện.

- Báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý bệnh viện về những trường hợp đặc biệt, đột xuất xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết.

* Trực lâm sàng:

(1) Tổ chức trực lâm sàng:

- Trưởng phiên trực là người hành nghề giữ vị trí trưởng khoa, phó khoa hoặc bác sĩ có trình độ sau đại học.

- Bác sĩ trực lâm sàng là người hành nghề có đủ trình độ, độc lập giải quyết công việc và chịu trách nhiệm với phương án giải quyết công việc.

- Điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y là người hành nghề do giám đốc bệnh viện quyết định phân công trực lâm sàng.

(2) Nhiệm vụ của trưởng phiên trực lâm sàng:

- Điều hành nhân lực trong phiên trực.

- Khám và chỉ định giải quyết các trường hợp cấp cứu, người bệnh mới đến và người bệnh nặng đang điều trị có diễn biến bất thường khi bác sĩ trực lâm sàng của khoa không giải quyết được.

- Báo cáo và xin ý kiến trực lãnh đạo trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp đặc biệt như tự sát, dịch bệnh, thảm họa, cấp cứu hàng loạt.

- Thông báo cho trực bảo vệ, đồng thời báo cáo trực lãnh đạo trong trường hợp mất an ninh, trật tự trong bệnh viện.

- Kiểm tra, đôn đốc các vị trí trực.

(3) Nhiệm vụ của bác sĩ trực:

- Tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu.

- Theo dõi xử lý người bệnh được bàn giao.

- Hướng dẫn, đôn đốc thành viên trực thực hiện đầy đủ các chỉ định.

- Phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên trực theo dõi sát sao, xử lý kịp thời các diễn biến xấu đối với người bệnh nặng diện chăm sóc cấp 01.

- Thăm khám người bệnh và ghi hồ sơ bệnh án sau mỗi lần thăm khám.

(4) Nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y trực:

- Điều dưỡng trực là điều dưỡng của từng khoa có thể tổ chức trực điều dưỡng liên khoa do giám đốc bệnh viện quyết định.

- Thực hiện chỉ định của bác sỹ, chăm sóc theo dõi người bệnh.

- Đôn đốc người bệnh thực hiện nội quy bệnh viện.

- Bảo quản hồ sơ, tủ thuốc, tài sản của khoa.

- Phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường, có nguy cơ tử vong, báo cáo bác sĩ trực, đồng thời ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi.

* Trực cận lâm sàng:

(1) Tổ chức trực riêng từng chuyên khoa, tùy theo khối lượng công việc ở mỗi khoa để bố trí số người trực cho phù hợp;

(2) Nhiệm vụ trực cận lâm sàng: Làm các kỹ thuật phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị theo chỉ định của trực lâm sàng.

* Trực hậu cần, quản trị:

- Trực dược và vật tư thiết bị y tế có nhiệm vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc và vận hành trang thiết bị y tế phục vụ cho kíp trực;

- Trực tài chính - kế toán có nhiệm vụ bảo đảm thu viện phí cho người bệnh đến khám, ra - vào viện ngoài giờ hành chính;

- Trực công nghệ thông tin có nhiệm vụ bảo đảm hệ thống mạng quản lý bệnh viện hoạt động bình thường;

- Trực điện, nước bảo đảm cho máy phát điện hoạt động khi có sự cố mất điện đột xuất; sửa chữa điện, nước hỏng bất thường;

- Trực hành chính phải bảo đảm thông tin liên lạc bằng điện thoại và hình thức thông tin khác (theo quy định của cơ sở khám chữa bệnh);

- Trực bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong bệnh viện;

- Trực lái xe phải bảo đảm cho xe ô tô cứu thương sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh.

* Trực thường trú ngoại viện:

- Ngoài những người được phân công trực nêu trên ở 4 cấp thường trực, tuỳ theo điều kiện thực tế của từng bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện có thể bố trí trực thường trú ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn, hành chính khi cần;

- Người được phân công trực thường trú phải giữ liên lạc liên tục trong thời gian được phân công trực và có mặt tại bệnh viện khi được huy động.

Phòng khám chuyên khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám chuyên khoa mới nhất? Tải mẫu Phiếu khám chuyên khoa? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa nội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chung đối với phòng khám chuyên khoa nội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đối với phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng thì phải đảm bảo diện tích tối thiểu bao nhiêu thì phù hợp với quy định?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thêm chuyên khoa để có thể khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phòng khám chuyên khoa trong quân đội có cần đảm bảo phòng cháy chữa cháy hay không? Phòng khám chuyên khoa trong quân đội cần điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa được quy định như thế nào? Yêu cầu đối với người đứng đầu phòng khám chuyên khoa là gì?
Pháp luật
Chủ phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng có cần chứng chỉ hành nghề không? Các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ xin cấp phép hoạt động phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng khám chuyên khoa
57 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng khám chuyên khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng khám chuyên khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào