Mẫu Phiếu đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường?
- Mẫu Phiếu đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường?
- Trình bày một biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy là nội dung tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông?
- Ai dự phần trình bày biện pháp, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả trình bày biện pháp đã thực hiện trong công tác giảng dạy?
Mẫu Phiếu đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường?
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu Phiếu đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Có thể tham khảo Mẫu Phiếu đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Phiếu đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Phiếu đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường? (Hình từ Internet)
Trình bày một biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy là nội dung tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Nội dung, tiêu chuẩn tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông
1. Nội dung thi:
a) Thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
b) Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
...
Theo đó, trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc là nội dung tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông.
Lưu ý: Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Ai dự phần trình bày biện pháp, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả trình bày biện pháp đã thực hiện trong công tác giảng dạy?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT:
Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi
1. Thành phần:
a) Ban Giám khảo có: Trưởng Ban Giám khảo; Phó trưởng Ban Giám khảo và các thành viên khác, bao gồm:
- Các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên cốt cán các cấp học đã được công nhận có năng lực tốt trong hoạt động chuyên môn; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn, kinh nghiệm và đã đạt kết quả cao trong giảng dạy, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh; có uy tín với đồng nghiệp.
- Giảng viên chính trở lên trong các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên cấp học, môn học tương ứng với Hội thi.
b) Các tiểu ban của Ban Giám khảo: Gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và các thành viên Ban Giám khảo, số lượng thành viên các tiểu ban là các số lẻ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo:
a) Dự giờ, trao đổi, nhận xét và đánh giá tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên;
b) Dự phần trình bày biện pháp, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả trình bày biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp;
c) Các thành viên Ban Giám khảo thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban Giám khảo và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên và kết quả trình bày biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.
...
Theo đó, Ban Giám khảo Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông sẽ dự phần trình bày biện pháp, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả trình bày biện pháp đã thực hiện trong công tác giảng dạy.
Thành viên Ban Giám khảo thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban Giám khảo và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên và kết quả trình bày biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.
Xem thêm: Không trực tiếp giảng dạy có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?
- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?
- Điều kiện thiết bị y tế của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện là gì?
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?