Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC?
- Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC?
- Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC?
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200 được lập nhiều liên thì phải lập như thế nào?
Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC?
- Mẫu Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC là Mẫu 04 - VT quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được hướng dẫn tại Mẫu số 04 - VT tại Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC?
(1) Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp được lập với mục đích là theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng, làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư.
Phương pháp và trách nhiệm ghi mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Góc bên trái của Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng.
Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở đơn vị sử dụng được phân thành hai loại:
- Nếu vật tư không cần sử dụng nữa thì lập Phiếu nhập kho (Mẫu số 02 - VT) và nộp lại kho.
- Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng lập Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ thành 2 bản.
Phụ trách bộ phận sử dụng ký tên:
- 1 bản giao cho phòng vật tư (nếu có);
- 1 bản giao cho phòng kế toán.
(2) Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được lập với mục đích theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng, làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư.
Phương pháp và trách nhiệm ghi mẫu này được thực hiện theo Mẫu số 04 - VT ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Góc bên trái của Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng.
Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở đơn vị sử dụng được phân thành hai loại:
- Nếu vật tư không cần sử dụng nữa thì lập Phiếu nhập kho (Mẫu số 02 - VT) và nộp lại kho.
- Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng lập Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ thành 2 bản.
Phụ trách bộ phận sử dụng ký tên:
- 1 bản giao cho phòng vật tư (nếu có);
- 1 bản giao cho phòng kế toán.
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200 được lập nhiều liên thì phải lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Cụ thể:
Lập và ký chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
2. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
3. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
4. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
5. Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.
6. Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.
...
Theo đó, trường hợp phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ áp dụng cho doanh nghiệp được lập nhiều liên thì phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung.
Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?