Màu may mắn của cung hoàng đạo sinh tháng 4? Tín ngưỡng tôn giáo: 05 hành vi bị nghiêm cấm là gì?
Màu may mắn của cung hoàng đạo sinh tháng 4?
Theo chiêm tinh học, tháng 4 gắn liền với hai cung hoàng đạo gồm: Bạch Dương và Kim Ngưu.
Những người sinh từ ngày 01/04 đến 19/04 thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương (Aries), với biểu tượng là con cừu đầu đàn dưới sự bảo hộ của thần Athena.
Trong khi đó, những ai sinh từ ngày 21/04 đến 30/04 thuộc cung hoàng đạo Kim Ngưu (Taurus), mang biểu tượng con bò đực đại diện cho nguyên tố đất.
Màu may mắn đối với Bạch Dương (Aries): Từ ngày 1/4 đến 19/4
- Màu may mắn chính: Đỏ, cam
- Màu may mắn phụ: Vàng, trắng
=> Những màu này thể hiện năng lượng mạnh mẽ, nhiệt huyết và tinh thần tiên phong của Bạch Dương
Màu may mắn đối với Kim Ngưu (Taurus): Từ ngày 20/4 đến 30/4
- Màu may mắn chính: Xanh lá cây, hồng
- Màu may mắn phụ: Xanh lục, xanh ngọc
=> Các màu này tượng trưng cho sự ổn định, kiên định và kết nối với thiên nhiên của Kim Ngưu
Trong phong thủy và chiêm tinh học, việc sử dụng những màu may mắn này trong trang phục, phụ kiện, hoặc không gian sống được cho là có thể giúp tăng cường năng lượng tích cực và may mắn cho người thuộc hai cung hoàng đạo trên.
Lưu ý: Thông tin về màu may mắn của cung hoàng đạo sinh tháng 4 được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Màu may mắn của cung hoàng đạo sinh tháng 4? Tín ngưỡng tôn giáo: 05 hành vi bị nghiêm cấm là gì? (Hình từ Internet)
05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định, 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo gồm:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng tôn giáo với người không theo tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Mê tín dị đoan trong trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo bị phạt bao nhiêu tiền?
(1) Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Từ (1) và (2) => Mê tín dị đoan trong trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo có thể bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khác phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi mê tín dị đoan trong trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm cùng một hành vi thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?