Mẫu Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở mới nhất? Hướng dẫn ghi Mẫu Hợp đồng ủy quyền như thế nào?
Mẫu Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở mới nhất?
Mẫu Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở mới nhất ban hành kèm theo Quyết định 58/2004/QĐ-UB cụ thể:
>> Mẫu Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở mới nhất
Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi Mẫu Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở mới nhất?
Hướng dẫn cách ghi theo Mẫu Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở ban hành kèm theo Quyết định 58/2004/QĐ-UB cụ thể:
1) - TRONG TRƯỜNG HỢP BÊN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LÀ CÁ NHÂN:
ÔNG (BÀ)
SINH NGÀY: THÁNG..................NĂM.................................................................
CHỨNG MINH NHÂN DÂN SỐ:……………………….DO………
CẤP NGÀY.......THÁNG.......NĂM......
NƠI THƯỜNG TRÚ:
Nếu bên nào đó có từ hai người trở lên, thì lần lượt ghi thông tin của từng người như trên; nếu bên thuê là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;
Nếu có đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.
- Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức
Tên tổ chức:
Tên viết tắt:
Trụ sở tại:
Quyết định thành lập số ngày........tháng......năm.......của....................
Điện thoại:
Đại diện là Ông (Bà)
Chức vụ:
Chứng minh nhân dân số:……………………….do………
cấp ngày.......tháng.......năm......
Việc đại diện được thực hiện theo
2) Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;
3) Trong trường hợp ngôi nhà ở nông thôn thì ghi rõ từ xóm (ấp, bản),...;
4) Ghi các thực trạng khác của ngôi nhà (nếu có) như: quyền sử dụng bất động sản liền kề của chủ sở hữu ngôi nhà theo quy định của Bộ luật Dân sự (từ Điều 278 đến Điều 283);
5) Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì ghi giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng của ngôi nhà đó;
6) Ghi các thỏa thuận khác ngoài các thỏa thuận đã nêu;
7) Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị Công chứng viên đọc hợp đồng, thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe đọc hợp đồng.
Thời hạn của Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở là bao lâu?
Thời hạn của Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Theo đó, thời hạn của Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở trước hết sẽ do các bên tự thỏa thuận (thường là thời gian được ấn định cụ thể hoặc tới khi hoàn thành công việc đã ủy quyền).
Lưu ý: Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 01 năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Chấm dứt Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở trong trường hợp nào?
Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở quy định ở 157 Luật Nhà ở 2014 quy định:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn.
2. Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.
3. Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn.
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 của Luật này.
5. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà ở chết.
6. Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.
7. Theo thỏa thuận của các bên.
Theo đó, chấm dứt Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở trong trường hợp sau:
- Hợp đồng ủy quyền hết hạn.
- Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.
- Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn.
- Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 Luật Nhà ở 2014 cụ thể:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
1. Bên ủy quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bên ủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủy quyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;
b) Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì bên ủy quyền phải thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì không phải báo trước cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có);
b) Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì phải thông báo cho bên ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở.
- Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà ở chết.
- Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?