Mẫu hợp đồng sử dụng hình ảnh cá nhân khi làm người mẫu ảnh cho một nhãn hiệu mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu hợp đồng sử dụng hình ảnh cá nhân khi làm người mẫu ảnh cho một nhãn hiệu mới nhất?
Tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc sử dụng hình ảnh cá nhân như sau:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Theo quy định thì tổ chức, cá nhân có thể sử dụng hình ảnh của một cá nhân khác nhưng phải được người đó đồng ý.
Đối với cá nhân đang thực hiện công việc người mẫu ảnh cho một nhãn hiệu (có nhận thù lao) thì các bên cần lập hợp đồng sử dụng hình ảnh cá nhân để thỏa thuận rõ về việc sử dụng hình ảnh như thế nào, mức thù lao, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên,....
Hiện tại mẫu hợp đồng sử dụng hình ảnh cá nhân không được quy định cụ thể tại bất cứ văn bản pháp luật nào. Nội dung trong hợp đồng sẽ do các bên lập dựa trên các thỏa thuận đã tao đổi.
>>> Có thể tham khảo Mẫu hợp đồng sử dụng hình ảnh cá nhân sau: TẢI VỀ.
Mẫu hợp đồng sử dụng hình ảnh cá nhân khi làm người mẫu ảnh cho một nhãn hiệu mới nhất? (Hình từ Internet)
Tự ý sử dụng hình sảnh của người khác để làm hình ảnh cho sản phẩm, nhãn hiệu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 119/2020/NĐ-CP có quy định về việc sử dụng hình sảnh như sau:
Vi phạm quy định về trình bày, minh họa xuất bản phẩm và ghi thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi sai những thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm đối với từng tên xuất bản phẩm;
b) Không ghi “Sách chuyên quảng cáo” trên bìa bốn đối với sách chuyên về quảng cáo đối với từng tên xuất bản phẩm;
c) Sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm nhưng không có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành đối với trẻ em dưới 07 tuổi hoặc không có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên đối với từng tên xuất bản phẩm.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Ngoài ra, tại Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
....
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
...
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với viêc tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để làm hình ảnh cho sản phẩm, nhãn hiệu như sau:
(1) Xử phạt vi phạm hành chính từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân:
- Sử dụng hình ảnh trẻ em dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà cha mẹ/người giám hộ của trẻ không đồng ý.
- Sử dụng hình ảnh trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên mà không được chính trẻ, cha mẹ/người giám hộ của trẻ đồng ý
* Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bằng 02 lần so với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP).
(2) Xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân sử dụng hình ảnh người khác mà chưa được người đó cho phép (trừ trường hợp được pháp luật cho phép) để quảng cáo trên mạng xã hội.
* Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bằng 02 lần so với cá nhân (khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Theo khoản 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 cá nhân bị người khác sử dụng hình ảnh của mình mà chưa được mình cho phép có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Đồng thời người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào có thể sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần người đó cho phép?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc sử dụng hình ảnh cá nhân trong trường hợp sau đây mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
(1) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
(2) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?