Mẫu hợp đồng mua trả góp mới nhất? Mức lãi suất chậm trả đối với hợp đồng mua trả góp là bao nhiêu?
Mua trả góp là gì?
Mua trả góp (hay còn gọi là mua trả dần) là việc các bên có thể thỏa thuận về việc trả tiền cho một sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định thay vì thanh toán toàn bộ giá trị ngay lập tức. Người mua trả góp có thể chia nhỏ thành các đợt thanh toán đều đặn
Hợp đồng mua bán trả góp thường được ký kết giữa người mua và người bán, với cam kết thanh toán định kỳ, thông thường sẽ là hàng tháng.
Khoản thanh toán bao gồm cả gốc và lãi suất, được tính trên số tiền còn nợ sau mỗi kỳ thanh toán.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về mua trả chậm, trả dần như sau:
Mua trả chậm, trả dần
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc mua trả chậm hoặc trả dần tiền trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Theo đó, đối với hình thức mua trả góp, người bán sẽ được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Mẫu hợp đồng mua trả góp mới nhất? Mức lãi suất chậm trả đối với hợp đồng mua trả góp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng mua trả góp mới nhất theo quy định hiện nay?
Cũng giống như các loại hợp đồng khác thì hợp đồng mua trả góp (mua trả dần) phải được lập thành văn bản.
Căn cứ tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Dựa trên quy định này, tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Tham khảo Mẫu hợp đồng mua bán hàng trả góp dưới đây để phục vụ cho nhu cầu mua bán hàng như sau:
Xem và tải Mẫu hợp đồng mua bán hàng trả góp mới nhất
Mức lãi suất chậm trả so với thời hạn thanh toán hợp đồng mua bán hàng trả góp là bao nhiêu?
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán trả chậm thì bên mua phải tuân thủ quy định về Nghĩa vụ trả tiền quy định tại Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2.Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản.
Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3.Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Trường hợp người mua quá hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà người mua vẫn không có khả năng chi trả số tiền mua tài sản đó cho bên bán thì căn cứ Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 người mua phải có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
Như vậy, mức lãi suất phát sinh do chậm trả của mua trả góp được xác định như sau:
- Theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. (căn cứ tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015)
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. (căn cứ tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về hợp tác và hội nhập quốc tế? Chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ là gì?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có được sở hữu nhà ở riêng lẻ ở Việt Nam không?
- Chi phí quản lý dự án là gì? Chi phí quản lý dự án được sử dụng để thực hiện những công việc nào?
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
- Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?