Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước mới nhất như thế nào? Người dân sử dụng dịch vụ thoát nước nhưng không đóng tiền thì có bị cắt nước hay không?
Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 04/2015/TT-BXD, thì Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước mới nhất sẽ là mẫu dưới đây.
>>> Tải về: Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước mới nhất: Tại đây <<<
Hợp đồng dịch vụ thoát nước người dân cần phải ghi đầy đủ những thông tin nào?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng dịch vụ thoát nước như sau:
Hợp đồng dịch vụ thoát nước
1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Điểm đấu nối;
c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;
d) Chất lượng dịch vụ;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá dịch vụ thoát nước, phương thức thanh toán;
g) Xử lý vi phạm hợp đồng;
h) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước.
Theo đó, trong hợp đồng dịch vụ thoát nước sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây:
(1) Chủ thể hợp đồng;
(2) Điểm đấu nối;
(3) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;
(4) Chất lượng dịch vụ;
(5) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
(6) Giá dịch vụ thoát nước, phương thức thanh toán;
(7) Xử lý vi phạm hợp đồng;
(8) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, khi người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ thoát nước thì trong mẫu hợp đồng sẽ phải có những nội dung được nêu bên trên.
Đồng thời thì người dân phải điền đầy đủ thông tin (Chủ thể, giá dịch vụ, phương thức thanh toán... Như từ (1) đến (8) bên trên), vào hợp đồng để ký kết giữa hai bên.
Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước mới nhất như thế nào? Người dân sử dụng dịch vụ thoát nước nhưng không đóng tiền thì có bị cắt nước hay không? (Hình từ Internet)
Người dân sử dụng dịch vụ thoát nước nhưng không đóng tiền thì có bị cắt nước hay không?
Thứ nhất, theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có nói như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước
1. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra;
c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động thoát nước;
d) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị thoát nước gây ra theo quy định của Hợp đồng dịch vụ thoát nước;
đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của đơn vị thoát nước hoặc các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền dịch vụ thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn;
b) Xả nước thải vào hệ thống thoát nước đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
c) Thông báo kịp thời cho đơn vị thoát nước khi thấy các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố đối với hệ thống thoát nước;
d) Đấu nối hệ thống thoát nước của công trình vào hệ thống thoát nước chung đúng các quy định của thỏa thuận đấu nối;
đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp Luật.
Theo quy định trên thì nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước hay nói cách khác là người dân khi sử dụng dịch vụ thoát nước thì ngay trong hợp đồng đã có quy định về việc phải thanh toán tiền dịch vụ thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn.
Thứ hai, tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về việc ngừng dịch vụ thoát nước như sau:
Ngừng dịch vụ thoát nước
1. Đối với hộ gia đình vi phạm các quy định quản lý về thoát nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đơn vị thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ các trường hợp được quy định trong hợp đồng quản lý, vận hành.
2. Đối với các hộ thoát nước khác vi phạm các quy định về thoát nước, đơn vị thoát nước thông báo bằng văn bản về việc vi phạm và yêu cầu hộ thoát nước khắc phục. Nếu hộ thoát nước không chấp hành thì đơn vị thoát nước thực hiện việc ngừng dịch vụ thoát nước theo các điều, khoản được quy định trong Hợp đồng dịch vụ thoát nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Dịch vụ thoát nước được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định.
4. Trường hợp ngừng dịch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước phải có văn bản thông báo cho các hộ thoát nước có liên quan biết lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước; đồng thời, đơn vị thoát nước phải có biện pháp thoát nước tạm thời để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của các hộ thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo đó, dịch vụ thoát nước được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định.
Như vậy, người dân sử dụng dịch vụ thoát nước nhưng không đóng tiền thì có bị cắt nước (tức bị ngừng dịch vụ thoát nước) cho đến khi đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ (tức đã đóng tiền sử dụng dịch vụ thoát nước đầy đủ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?