Mẫu Giấy đề nghị giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội mới nhất? Tải Mẫu ở đâu?
- Mẫu Giấy đề nghị giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội mới nhất?
- Giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
- Đối tượng nào được cho vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội?
- Muốn vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện nào?
Mẫu Giấy đề nghị giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội mới nhất?
Mẫu Giấy đề nghị giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội được quy định tại Mẫu số 10/NƠXH Danh mục các mẫu biểu ban hành kèm theo Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV năm 2021 quy định:
Tải mẫu Giấy đề nghị giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội mới nhất tại đây.
Giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội (Hình từ Internet)
Giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội được quy định Mục 11 Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV năm 2021 cụ thể:
Giải ngân
11.1. Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội
Mỗi lần giải ngân, người vay vốn viết Giấy đề nghị giải ngân theo mẫu số 10/NƠXH gửi kèm Giấy đề nghị thanh toán hoặc thông báo nộp tiền của chủ đầu tư, Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 07a/NƠXH hoặc 07b/NƠXH đến NHCSXH nơi cho vay, tiền vay được NHCSXH nơi cho vay chuyển khoản cho chủ đầu tư. Cán bộ được Giám đốc phân công kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ, ký và trình Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Kế hoạch - Nghiệp vụ kiểm soát, sau đó trình Giám đốc phê duyệt. Người vay vốn ký xác nhận vào Phụ lục Hợp đồng tín dụng, phần theo dõi giải ngân.
...
Theo đó, giải ngân đối với vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội được pháp luật quy định như sau:
Mỗi lần giải ngân, người vay vốn viết Giấy đề nghị giải ngân theo mẫu số 10/NƠXH gửi kèm Giấy đề nghị thanh toán hoặc thông báo nộp tiền của chủ đầu tư, Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 07a/NƠXH hoặc 07b/NƠXH đến NHCSXH nơi cho vay, tiền vay được NHCSXH nơi cho vay chuyển khoản cho chủ đầu tư.
Cán bộ được Giám đốc phân công kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ, ký và trình Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Kế hoạch - Nghiệp vụ kiểm soát, sau đó trình Giám đốc phê duyệt. Người vay vốn ký xác nhận vào Phụ lục Hợp đồng tín dụng, phần theo dõi giải ngân.
Đối tượng nào được cho vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội?
Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội quy định ở Mục 2 Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV năm 2021 cụ thể:
Đối tượng được vay vốn
2.1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2.2. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
2.3. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
2.4. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
2.5. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Các đối tượng được vay vốn nêu trên sau đây gọi chung là người vay vốn.
...
Theo đó, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Các đối tượng được vay vốn nêu trên sau đây gọi chung là người vay vốn.
Muốn vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện nào?
Điều kiện được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội quy định ở Mục 4 Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV năm 2021 như sau:
Điều kiện được vay vốn
4.1. Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội
a) Các đối tượng quy định tại Điểm 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 Khoản 2 văn bản này phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;
b) Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH, mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;
c) Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
d) Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH;
đ) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
e) Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
f) Có vốn tự có tối thiểu bằng 20% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội;
g) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.
...
Như vậy, muốn vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Các đối tượng quy định tại Điểm 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 Khoản 2 văn bản này phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;
- Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH, mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;
- Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
- Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH;
- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
- Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có vốn tự có tối thiểu bằng 20% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.
*Lưu ý: NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội.
>> Tải Mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội mới nhất
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?