Mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư mới nhất? Hướng dẫn điền?
Mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư mới nhất?
Căn cứ vào điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2021/TT- BTP quy định về mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh như sau:
Thay thế Mẫu TP-LS-04 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP bằng Mẫu TP-LS-04-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP.
Như vậy: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư mới nhất là mẫu TP-LS-04-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP.
Tham khảo Mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư mới nhất (mẫu TP-LS-04-sđ) dưới đây:
Tải mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư mới nhất (mẫu TP-LS-04-sđ) tại đây => Tải về
Mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư mới nhất? Hướng dẫn điền? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn điền mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư?
TÊN CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)....................
1. Tên gọi đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa):
Tên giao dịch (nếu có):
Tên viết tắt (nếu có):
Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có):
2. Giấy đăng ký hoạt động số:...........do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)........ cấp ngày:.............. /........ /............................
3. Địa chỉ trụ sở:................................................................................
Số điện thoại:............................... Fax:................................... Email:..............................Website:.......................
4. Lĩnh vực hành nghề:.............................
Đăng ký hoạt động cho chi nhánh với nội dung sau đây:
1. Tên của chi nhánh (ghi tên đầy đủ bằng chữ in hoa):
2. Địa chỉ trụ sở của chi nhánh:
Số điện thoại:.................................... Fax:................................... Email:....................................... Website:......................
3. Trưởng chi nhánh:
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa):
Giới tính (1):................ Ngày, tháng, năm sinh:............/.............../...............................................
Nơi thường trú (2):......................................
Nơi ở hiện tại (3):...................................
Số Chứng minh nhân dân/Số Thẻ Căn cước công dân/Số định danh cá nhân:............................
Ngày, tháng, năm cấp (4):.............. /………/............Nơi cấp (5):……………… (đối với Chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân)
Thẻ luật sư số........................ do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày:........ /..... /.........
Là thành viên Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố):........................................
4. Lĩnh vực hành nghề:.............................................
5. Mẫu chữ ký của người dự kiến là Trưởng chi nhánh:
Chữ ký mẫu thứ nhất Họ và tên: ............................................. | Chữ ký mẫu thứ hai Họ và tên: ............................................. |
Chúng tôi cam kết nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định./.
Tỉnh (thành phố), ngày ......tháng......năm......
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký/chữ ký số, họ tên, chức vụ; dấu/chữ ký số của tổ chức)
Ghi chú:
1. Các thông tin số (1), (2), (3), (4), (5):
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: các thông tin được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tự động điền vào biểu mẫu, người thực hiện thủ tục hành chính không cần kê khai. Nếu các thông tin không được tự động điền vào biểu mẫu thì người thực hiện thủ tục hành chính kê khai đầy đủ.
- Trường hợp nộp hồ sơ giấy (nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính): người thực hiện thủ tục hành chính kê khai đầy đủ trong biểu mẫu.
2. Các thông tin tại biểu mẫu này đồng thời được sử dụng để xây dựng biểu mẫu điện tử tương tác khi cơ quan quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Lưu ý về hình thức của tổ chức hành nghề luật sư, được quy định tại Điều 32 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012:
Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
- Văn phòng luật sư;
- Công ty luật.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư?
Quyền của tổ chức hành nghề luật sư:
Căn cứ vào Điều 39 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về quyền của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
(1) Thực hiện dịch vụ pháp lý.
(2) Nhận thù lao từ khách hàng.
(3) Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
(4) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
(5) Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
(6) Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
(7) Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
(8) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư:
Căn cứ vào Điều 40 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
(1) Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
(2) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
(3) Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
(4) Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
(5) Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng.
(6) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
(7) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
(8) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
(9) Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.
(10) Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
(11) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
(12) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?