Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BTNMT như sau:
Tải mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mà không đáp ứng được năng lực tài chính thì có bị thu hồi không?
Tổ chức được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mà không đáp ứng được năng lực tài chính thì có bị thu hồi không, thì theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định 65/2010/NĐ-CP như sau:
Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải có văn bản đề nghị thành lập gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;
b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đó không tiến hành hoạt động;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực mà không đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 42 của Luật Đa dạng sinh học, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải bổ sung đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận trước 31 tháng 12 năm 2012.
Theo đó tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008 như sau:
Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
...
2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học mà không đáp ứng được năng lực tài chính cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì bị thu hồi giấy chứng nhận.
Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dang sinh học gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dang sinh học được quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008, có quy định về thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:
a) Đơn đăng ký thành lập;
b) Dự án thành lập;
c) Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, cứu hộ loài hoang dã, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dang sinh học gồm:
- Đơn đăng ký thành lập;
- Dự án thành lập;
- Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?