Mẫu đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động dành cho người lao động? Tải mẫu tại đâu?
- Đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu nào?
- Mẫu đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động dành cho người lao động?
- Không thỏa thuận được việc sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì có phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết?
Đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu nào?
Đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động là văn bản mà người lao động hoặc người sử dụng lao động sử dụng để đề nghị thay đổi, bổ sung một hoặc nhiều điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký kết trước đó.
Việc sửa đổi, bổ sung này có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi vị trí công việc, thay đổi mức lương, thay đổi thời gian làm việc, hoặc các điều kiện làm việc khác.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Như vậy, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Mẫu đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động dành cho người lao động? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động dành cho người lao động?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động dành cho người lao động.
Có thể tham khảo Mẫu đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động dành cho người lao động dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động dành cho người lao động
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Không thỏa thuận được việc sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì có phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết?
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo quy định nêu trên thì sau khi báo thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận và sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
- Trường hợp 2: Hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy, nếu hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tin nhắn chào hỏi khách hàng? Công ty có được tự do tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng không?
- Hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 hướng dẫn Nghị định 178 năm 2024? Thủ tục, quy trình nghỉ hưu?
- Bài văn Thuyết minh về chiếc nón lá ngắn gọn hay nhất? Viết được bài văn thuyết minh hoàn chỉnh là mục tiêu ở cấp học nào?
- 38 tỉnh thành trước đây của Việt Nam trong lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính năm 1976?
- Viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường? Nhiệm vụ của học sinh lớp 7?