Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam mới nhất?
- Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam mới nhất?
- Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc nào?
- Khi nào thì các thành viên có thể đề nghị Sở GDCK Việt Nam làm trung gian hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên?
Lưu ý: Sở GDCK Việt Nam: Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam mới nhất?
Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam quy định Phụ lục 02 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Tải mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam tại đây.
Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán (Hình từ Internet)
Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hòa giải được nêu tại Điều 3 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc hòa giải
Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc sau:
1. Khách quan, công bằng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, lợi ích chung và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Việc hòa giải là tự nguyện và bất cứ thành viên nào cũng có thể rút khỏi quá trình hòa giải vào bất kỳ thời điểm nào trước khi ký biên bản hòa giải bằng cách thông báo bằng văn bản cho Sở GDCK Việt Nam và các thành viên tham gia hòa giải.
3. Sở GDCK Việt Nam thành lập Hội đồng hòa giải để làm trung gian hòa giải. Hội đồng hòa giải có vai trò trung lập, thúc đẩy quá trình hòa giải và không có thẩm quyền ra quyết định về vấn đề hòa giải.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình thực hiện hòa giải là tiếng Việt, nếu có phát sinh yêu cầu ngôn ngữ khác thì các thành viên tự thu xếp phiên dịch. Ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt hoặc tiếng Việt được chuyển dịch hoặc thông qua phiên dịch chỉ có tính tham khảo, cung cấp thông tin.
Theo đó, việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo 4 nguyên tắc nêu trên.
Khi nào thì các thành viên có thể đề nghị Sở GDCK Việt Nam làm trung gian hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên?
Theo Điều 8 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Yêu cầu hòa giải
1. Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên, thành viên có nguyện vọng đề nghị Sở GDCK Việt Nam làm trung gian hòa giải, gửi Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy định này và các tài liệu liên quan đến nội dung hòa giải tranh chấp cho Sở GDCK Việt Nam.
2. Trường hợp tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của Sở GDCK Việt Nam, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở GDCK Việt Nam nhận được Đơn, Sở GDCK Việt Nam gửi thông báo cho thành viên được yêu cầu hòa giải kèm theo bản sao Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp, các tài liệu liên quan đến nội dung hòa giải tranh chấp.
3. Trường hợp tranh chấp không thuộc phạm vi giải quyết của Sở GDCK Việt Nam, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở GDCK Việt Nam nhận được Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp của thành viên, Sở GDCK Việt Nam có văn bản từ chối hòa giải tranh chấp cho thành viên và nêu rõ lý do.
Như vậy, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên, thành viên có nguyện vọng đề nghị Sở GDCK Việt Nam làm trung gian hòa giải, gửi Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 và các tài liệu liên quan đến nội dung hòa giải tranh chấp cho Sở GDCK Việt Nam.
Lưu ý:
- Trường hợp tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của Sở GDCK Việt Nam, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở GDCK Việt Nam nhận được Đơn, Sở GDCK Việt Nam gửi thông báo cho thành viên được yêu cầu hòa giải kèm theo bản sao Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp, các tài liệu liên quan đến nội dung hòa giải tranh chấp.
- Trường hợp tranh chấp không thuộc phạm vi giải quyết của Sở GDCK Việt Nam, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở GDCK Việt Nam nhận được Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp của thành viên, Sở GDCK Việt Nam có văn bản từ chối hòa giải tranh chấp cho thành viên và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?